Một quyển sách
đã truyền cảm hứng cho hơn 350 triệu người
thoái xuất khỏi Đảng Cộng Sản Trung Quốc

Bản chất của ĐCSTQ: Phủ định Văn hóa truyền thống

Bản chất của ĐCSTQ: Phủ định Văn hóa truyền thống

Sau khi Trung Cộng đoạt lấy chính quyền, vì để duy trì sự thống trị của Cộng sản, Trung Cộng triển khai vận động bạo lực toàn diện nhằm phá hủy Văn hóa Thần truyền của Trung Quốc, sử dụng các hệ thống nhằm thay thế Văn hóa truyền thống, kiến lập thể hệ Văn hóa đảng phi tự nhiên.

Trên thế giới, tất cả những nền văn minh văn hóa cổ, đều bắt nguồn từ các thần thoại như: Thần Shiva ở Ấn Độ biến hóa ra vạn vật; những câu chuyện ly kỳ trên núi của Thần Zeus tại Athens; Đức Giê-hô-va chỉ với một niệm sáng tạo ra thế giới; Thần Mặt trời của Ai Cập và các vị hộ Pháp vạn linh; cho đến những thần tích vĩ đại của Bàn Cổ và Nữ Oa tại Trung Quốc; đều khởi nguồn cho văn minh cổ xưa. Hàng nghìn năm sau, nhân loại trải dài sinh sống đều dưới sự bảo hộ và khải thị của Thần hoặc Thiên chúa.

Người Trung Quốc tự xưng quê nhà mình là Thần Châu, là quốc gia của Thần. Người Trung Quốc gọi Hoàng Đế là Thiên Tử, tức là con của Trời, nơi Hoàng Đế thờ cúng Trời Đất gọi là Thiên Đàn, có diện tích lớn gấp bốn lần so với Tử Cấm Thành. “Quan Thiên chi Đạo, chấp Thiên chi hành, tận hỹ.” (Xem xét Đạo trời, làm theo sự vận hành của trời, như vậy là biết hết rồi) đây là lời mở đầu trong “Hoàng Đế Âm Phù kinh”; hoặc giả nói rằng dân tộc Trung Hoa có câu đầu tiên trong văn tự ghi chép là “Thể sát Thiên Đạo, thuận Thiên nhi hành, sở hữu Đạo lý, tận tại kỳ trung” (Thể nghiệm quan sát đạo Trời, thuận theo đó mà hành, có bao nhiêu đạo lý đều ở trong đó). Người Trung Quốc không những sùng bái [Thiên], mà còn sùng bái những vị cổ xưa nhất ở trên Trời, gọi là [Lão Thiên Gia], đây là sự kính ngưỡng đối với vũ trụ của người Trung Quốc. Trong ký ức của người Trung Quốc, từ Bàn Cổ khai Thiên địa, Nữ Oa tạo ra con người, đến Thần Nông nếm thử trăm loại thảo dược, Thần phù trợ nhân loại đi qua bao năm tháng gian khổ từ thời mông muội khai thiên lập địa. Văn hóa bán Thần từ xa xưa của Trung Hoa lưu lại những văn minh như là Châm cứu, Chu dịch, Bát quái v.v.., tuy rằng đã kinh qua mấy nghìn năm, nhân loại hôm nay vẫn chỉ có thể thán phục mà không có cách nào lý giải hoàn toàn. Từ Hiên Viên Hoàng Đế hướng về Thần Tiên Quảng Thành Tử học Đạo, Khổng Tử hướng tới Lão Tử học Đạo, rồi đến Phật Pháp truyền về phương Đông, Nho Thích Đạo đặt định ra nội hàm văn hóa trọng đức hành thiện cho người Trung Quốc, lưu lại văn hóa Thần truyền chính thống. Hiển nhiên, tại Trung Quốc trong Văn hóa truyền thống, ngoài quy tắc tại nhân gian ra còn có bộ phận thông với [Thiên], trong tâm lý con người u minh ngu muội vẫn có khao khát siêu thoát khỏi thế tục trần gian, người Trung Quốc xem nội hàm chân chính của sự khiêm nhường là kính úy đối với Thần. Cho dù quốc gia phát sinh bất kể thiên tai nhân họa gì, thì đều có quan hệ với bản thân [Thiên tử], Hoàng Đế cần phải tự mình phản tỉnh, tiến hành đại xá hoặc là tắm gội trai giới mà Lễ kính Thiên Thần.

Tuy nhiên, kể từ  thế kỷ trước Chủ nghĩa Cộng sản gây họa loạn nhân gian, sau khi Trung Cộng đoạt lấy chính quyền, vì để duy trì sự thống trị của Cộng sản, Trung Cộng triển khai vận động bạo lực toàn diện nhằm phá hủy Văn hóa Thần truyền của Trung Quốc, sử dụng các hệ thống nhằm thay thế Văn hóa truyền thống, kiến lập thể hệ Văn hóa đảng phi tự nhiên. Trong hệ thống thay thế hiện nay, Trung Cộng dùng Thuyết [vô Thần luận] cắt đứt tín ngưỡng đối với Thần từ mấy nghìn năm qua của người Trung Quốc, lại đưa [Thuyết duy vật] của Đảng Cộng sản làm phương pháp cơ bản nhận thức thế giới và lịch sử mà cưỡng chế nhồi nhét vào người dân, lấy bạo lực và đấu tranh làm lý luận chỉ đạo, đồng thời dựa theo giá trị quan của Đảng Cộng sản mà đánh giá phân biệt tinh hoa và cặn bã, tiến bộ và lạc hậu, phủ nhận một cách toàn diện Văn hóa truyền thống chính thống của Trung Quốc, từ đó dân tộc mất đi gốc rễ văn hóa, sau đó trong tình huống người dân Trung Quốc đối diện với [Vô thần, duy vật, không có gốc rễ văn hóa] mà tuyên truyền sự vĩ đại của Marx, Engels, Lenin và Mao Trạch Đông, tiến hành cái thứ [nhân tạo Thần] của Đảng Cộng sản. Đến lúc này, [Trung Cộng] áp dụng vào thực tiễn một bộ văn hóa biến dị nhằm cải tạo tư tưởng hàng trăm triệu người Trung Quốc, đồng thời xác lập nên hệ thống lý luận Văn hóa đảng phản Thiên, phản Địa, phản nhân tính.

Văn hóa truyền thống Trung Quốc là nền văn hóa bán Thần. Văn hóa Thần truyền được phản ánh ở rất nhiều phương diện trong văn hóa Trung Hoa, cũng có gốc rễ thâm sâu trong sinh hoạt dân gian. Ở một nửa khác của thế tục, người Trung Quốc xem luân lý xã hội là một loại tín ngưỡng, Trung Hiếu Nhân Nghĩa, là tiêu chuẩn tối quan trọng xác định đạo đức tốt xấu, phẩm đức cao thấp.

Tại Trung Quốc, bất trung – bất hiếu – bất nhân – bất nghĩa, đủ để làm cho một cá nhân không cách nào có thể tiếp tục tồn tại trong xã hội. Phần Chu Tụng trong Kinh thi có viết: “Duy Thiên chi mệnh, vu mục bất dĩ. Thượng Thiên đích mệnh lệnh, vĩnh viễn thị phi thường địa nghiêm túc.” (Giữ gìn mệnh số theo Trời, cung kính không ngừng. Mệnh lệnh của Thiên thượng, vĩnh viễn là nghiêm túc phi thường.) Tại Trung Quốc cổ đại, Thần linh thường dùng hình thức  xưng danh hoặc ngay cả không có danh xưng, ẩn tàng phía sau “Thiên”, người Trung Quốc kiên định tin tưởng rằng, đạo đức và phán quyết cuối cùng của đời sống thế tục, không nghi ngờ gì nữa, ắt là Thần.

Sau khi Phật giáo truyền nhập vào Trung Quốc, theo sự lưu truyền trong dân gian người Trung Quốc tin tưởng chắc chắn rằng có Thiên đường, Địa ngục và luân hồi chuyển thế, thiện ác hữu báo. Quan niệm và đạo đức luân lý này được người Trung Quốc kiên trì hình thành nên một cơ sở giá trị của cộng đồng, trở thành cơ sở của Văn hóa truyền thống Trung Quốc.

Một phần quan trọng của Văn hóa Trung Quốc, do phần tử tri thức truyền thống Trung Quốc đảm nhận. Bộ phận này, lấy lịch sử làm nền tảng mà suy đoán trước và dự ngôn cho thịnh suy hưng vong. Trên thế giới từ trước đến nay, không có bất kỳ một dân tộc nào coi trọng lịch sử như người Trung Quốc. Ngay từ thời kỳ sơ khai, dân tộc Trung Hoa đã sáng tạo ra chữ viết, do đó ghi chép lịch sử trở thành việc quan trọng nhất trong từng triều đại. Thương Hiệt tạo ra chữ viết, chính là Sử quan của Hiên Viên Hoàng Đế. Thời Xuân Thu loạn thế; trong bốn vị sử quan của Tề quốc là Bá, Trọng, Thúc, Quý thì có ba vị bị chém đầu, chỉ vì viết một câu chân thực: “Ngày Ất Hợi, tháng năm, mùa hạ Thôi Trữ giết Vua Quang (Tề Trang Công)” [4]. Thẻ tre dùng để viết chữ không hề dễ dàng, Tư Mã Thiên chính là sau khi chịu nhận cung hình, dưới ánh đèn dầu mà viết vào thẻ tre cuốn “Sử Ký” hơn 50 vạn chữ. Bắt đầu từ Triều đại nhà Hán trở đi, truyền thống ghi chép lịch sử “Cách đại tu sử” khiến Trung Quốc trở thành nước duy nhất trên thế giới ghi chép đầy đủ lịch sử quốc gia qua các triều đại với độ chuẩn xác cao.


Tư Mã Thiên đang viết ‘Sử Ký’. (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên)

Qua nhiều triều đại, người ghi chép về lịch sử đều là học giả có đạo đức cao, yêu cầu phải có cả “Sử học, Sử thức, Sử tài, Sử đức”. Sau khi ghi chép sự việc, thường có bình luận theo kiểu “Thái sử công viết” hoặc là “Thần Quang viết”, những bình luận này thể hiện sự đánh giá thị phi của tác giả đối với một sự kiện đứng trên quan điểm Nho gia. Do đó, sử sách Trung Quốc không những ghi chép được sự kiện chân thực của lịch sử, mà còn bao quát được tình huống đương thời như: Quan chế (chế độ quan viên), Thiên văn, Địa lý, Thủy lợi, Thương nghiệp, Binh pháp, Âm nhạc, Khoa học, v.v.. Các khía cạnh khác của cuốn sách “Bách khoa toàn thư” còn bao hàm cả sự tu sửa bảo trì lịch sử của các nhà Nho chính thống.

Lịch sử quan Nho gia này được truyền tải một cách cẩn trọng trong Truyền thống văn hóa Trung Hoa, cũng là đối tượng mà Trung Cộng khi mới nắm quyền tức thì yêu cầu tiêu diệt. Mà vũ khí lớn được Đảng Cộng sản dùng để tiêu diệt Văn hóa Trung Quốc chính là chủ nghĩa duy vật lịch sử.

Chủ nghĩa duy vật lịch sử lý giải sự phát triển của lịch sử thành kết quả của “đấu tranh giai cấp” và kết quả của mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất, lại còn “dự ngôn” giai cấp vô sản đấu tranh với giai cấp tư sản để thành lập chính quyền, mà Đảng Cộng sản tự cho rằng mình là đội tiên phong của giai cấp vô sản tự nhiên trở thành nhà cầm quyền. Theo phương pháp phân tích kiểu giai cấp này, các bậc Đế vương cổ đại và các phần tử tri thức vô luận là làm ra bao nhiêu việc tốt, chỉ bởi họ đại biểu cho giai cấp bóc lột, thì đều nên chịu sự phủ định và phê phán; mà những kẻ bạo động tạo phản, vô luận là họ giết hại bao nhiêu người, gian dâm bao nhiêu phụ nữ, chỉ bởi họ là giai cấp vô sản hoặc những người bị áp bức bóc lột, thì đều nên nhận được tán dương và cổ vũ; mà trong lịch sử những vị quan chức liêm chính thương dân như con, thì Trung Cộng cho là hòa hoãn với “mâu thuẫn giai cấp”, nhằm kéo dài sự thống trị của giai cấp địa chủ , còn bị những tham quan không điều ác nào không làm phê phán nghiêm trọng.

Người Trung Quốc tin rằng “Tử sinh hữu mệnh, phú quý tại Thiên”, rồi còn “Thiện ác hữu báo”, cho rằng danh lợi phú quý đều là đời trước tích lại cho đời này. Vô luận là phú quý hay là bần cùng, “Đạt tắc kiêm tế thiên hạ, cùng tắc độc thiện kỳ nhân” (giàu có thành đạt thì lo cho thiên hạ, nghèo khó thì tu dưỡng đạo đức bản thân mình cho tốt ), do đó không hề tồn tại lịch sử quan về “đấu tranh giai cấp” như Đảng Cộng sản nhồi nhét: “Cho đến hôm nay tất cả lịch sử trong xã hội đều là lịch sử đấu tranh giai cấp.

Văn hóa truyền thống Trung Quốc là một nền văn hóa bao dung, Nho – Thích – Đạo, tam giáo cùng tồn tại, trong học thuyết của Nho gia, Lý học của “Trình – Chu” [5] và Tâm học của “Lục – Vương” [6] cùng tồn tại; trong Đạo giáo, “Chính nhất giáo ở phương Nam” với “Toàn chân giáo ở phương Bắc” cùng tồn tại; Thiền Tông, Tịnh độ, Thiên Thai, Hoa nghiêm .v.v..  các tông phái khác nhau trong Phật giáo cùng tồn tại; thậm chí bên Tây Phương có Cơ Đốc giáo, Thiên Chúa giáo, Chính Thống giáo Đông Phương, Do thái giáo, Hồi giáo, v.v.. cũng đều hòa hợp với văn hóa Trung Quốc. Đây là biểu thị sự dung nạp to lớn như biển cả có thể chứa hàng trăm con sông của người Trung Quốc, với tinh thần “Dĩ hòa vi quý”. Ở Trung Quốc chưa bao giờ phát sinh chiến tranh tôn giáo, và chiến tranh nội bộ trong các tôn giáo khác nhau. Tư tưởng bao dung này tuyệt nhiên đối lập với tư tưởng đấu tranh của Trung Cộng, do vậy, tất yếu trở thành đối tượng bị tiêu diệt của Trung Cộng.

Trung Cộng lại không phải vì “đấu tranh” mà đấu tranh. Ở đây ít nhất có hai mục đích: một là để con người trong khi đấu tranh với nhau mà mất đi tín nhiệm, trở nên chia năm xẻ bảy, từ đó mà Trung Cộng thuận tiện khống chế; quan trọng là, Trung Cộng sử dụng thuật “Chỉ lộc vi mã” (Chỉ hươu bảo ngựa) của Triệu Cao, cho rằng có thể yên tâm sử dụng thuật “Chỉ lộc vi mã” của Triệu Cao; những người trầm mặc không nói năng gì hiển nhiên là lương tâm vẫn chưa mất hẳn, Triệu Cao muốn gia tăng bài xích; những người phản đối đều bị Triệu Cao sát hại. → ai thừa nhận hươu là ngựa, thì tên đó được Triệu Cao yên tâm trọng dụng; ai im lặng thì rõ ràng người đó lương tâm vẫn chưa mất hẳn,Triệu Cao sẽ gia tăng bài xích; những người phản đối thì đều bị Triệu Cao sát hại. Thế nhưng, “Chỉ lộc vi mã” của Triệu Cao chỉ là quyền thuật sử dụng tại cung đình, mà “Chỉ lộc vi mã” của Trung Cộng lại trở thành cưỡng bức toàn dân tham dự vào “Văn hóa đại chúng”. Ví dụ như “Cải cách ruộng đất”, “Trấn phản”, “Cải tạo Công thương nghiệp”, “Cải cách chế độ”; “Cải biến con người”; “Cải biên ca kịch của giới hý kịch” v.v.. rất nhiều cuộc vận động, mỗi lần đều là một cuộc kiểm nghiệm thuật “Chỉ lộc vi mã”. Mỗi cá nhân đều phải tham gia, phải biểu đạt thái độ. Trong thế giới nhị nguyên mà chọn lựa một trong hai, không đứng về phía Trung Cộng thì ngay lập tức trở thành đối tượng bị đấu tranh.

Đạo gia chú trọng “chân”, Phật gia lấy tu “thiện” làm căn bản, Khổng Tử chủ trương “nhân” và “tín”. Mà lịch sử của Đảng Cộng sản chính là lịch sử “giả – ác – đấu”. Pháp luật của Trung Cộng năm 1987 thông qua điều luật thứ 19 quy định, tài liệu hồ sơ bình thường vượt quá 30 năm thì có thể được tiết lộ công khai, công dân phổ thông đều có thể tìm đọc, song Trung Cộng cho đến hôm nay vẫn không dám mở ra những sự việc có liên quan đến kháng Nhật, nội chiến, cải cách ruộng đất, nạn đói mất mùa v.v.. trong tài liệu lịch sử, không dám công bố mật ước giữa Trung Quốc và Liên Xô, do Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai ký kết với Stalin, chẳng qua là sợ hãi những tội ác vốn được che đậy bằng dối trá  bị phơi bày ra ánh sáng mà thôi.

Chủ nghĩa duy vật đối với lĩnh vực tinh thần hiển nhiên là yếu ớt vô lực. Trong đó, “mỹ” (đẹp) chính là một ví dụ. Cầu vồng sau cơn mưa, cảnh hoàng hôn dưới ánh tịch dương, trong chủ nghĩa duy vật chỉ có thể phân tích thành các loại quang phổ của bức sóng điện từ; tình yêu thì bị quy kết là sự biến hóa hoóc-môn tự thân của nhân loại; tình cảm sâu đậm cao quý của nhân loại, thì bị lý giải thành chút ân huệ nhỏ bé dung tục tầm thường.

Từ bản chất mà nói, bất kỳ nhân tính tốt đẹp đều là chướng ngại cho sự thống trị của Đảng Cộng sản, cho đến lúc Trung Cộng phát minh ra một hàm nghĩa phụ diện của từ vựng “nhân tính luận”. Đảng viên yêu cầu có “đảng tính” áp chế “nhân tính”, đối với một người bình thường mà nói, “nhân tính” cũng là biểu hiện của cách mạng không triệt để.

Trong tuyên truyền văn nghệ của Trung Cộng, đã từng giương cao cờ hiệu lớn “chủ nghĩa cấm dục” (tiết chế dục vọng), phủ định ái tình, phủ định gia đình. Nhưng hơn mười năm gần đây Trung Cộng đã từ “chủ nghĩa cấm dục” đã quay ngoắt 180 độ, biến thành khích lệ “chủ nghĩa túng dục” (phóng túng dục vọng). Nhìn thì thấy dường như cách làm trước đó của Trung Cộng với chính sách mới là trái ngược nhau, nhưng thực chất xuất ra từ nguyên nhân giống nhau: quá khứ mục đích cấm dục con người là vì để con người thành tâm cống hiến sức lực cho Đảng Cộng sản, để đảng tính cao hơn gia đình, cao hơn nhân tính; đến hôm nay ý thức hình thái của Đảng Cộng sản đã sụp đổ mất, Trung Cộng khuyến khích con người chìm đắm trụy lạc trong cờ bạc ma túy, tình một đêm, bao tình nhân, cũng chính là nhằm khiến đạo đức con người tiêu tán, trong khi thỏa sức hưởng lạc mà không còn nhàn rỗi phản đối Đảng Cộng sản. Chiêu bài “tả hữu hỗ bác” (tả hữu cùng đánh) này trong lịch sử thống trị của Trung Cộng ở đâu cũng thấy, mà đằng sau nó chỉ có một mục đích nhất quán chính là duy trì sự thống trị của Trung Cộng.

Trung tâm của văn hóa Nho gia là luân lý gia đình, điều mà đạo đức gia đình quan tâm là tình thân, là nhân ái. Trong tuyên truyền của Đảng cộng sản, thì là lấy cảm tình giai cấp mà thay thế tình thân và tình bạn. Ví dụ như: Lý Ngọc Hòa hát trong bài “Hồng đăng ký”: “Con người nói Đạo lý thế gian chỉ có tình nghĩa cốt nhục là trọng, theo tôi thấy tình nghĩa giai cấp nặng như Thái Sơn”. Còn cho là “Thân bất thân, giai cấp phân” (cha mẹ không là cha mẹ, đều phân giai cấp). Quan hệ với nhau trở thành “đồng chí”, tức là thành một thành viên trong đại gia đình cách mạng, ngược lại tức là đối tượng kiên quyết bị trấn áp. Là “đồng chí” hay là “kẻ địch”, đơn giản là hết thảy quan hệ xã hội phân thành quan hệ nhị nguyên đối lập, vượt trên cả quan hệ thân nhân hoặc trên cả quan hệ bằng hữu. Trong khi đấu tranh giai cấp nếu cần thì cha con không nhìn nhau, vợ chồng xem nhau như thù địch, kiểm điểm, phê bình đấu tố, đánh tàn nhẫn người thân yêu của mình được coi là biểu thị tính giai cấp mạnh hơn cả nhân tính, hướng về đảng biểu thị sự trung thành phụng hiến.

Trong tuyên truyền của Trung Cộng: “Cắn kẻ thù, cắn hận thù, nhai nát thật mạnh kẻ thù mà nuốt xuống, thù hận nhập tâm phải nảy mầm”, các loại ca từ tràn ngập tại Trung Quốc. Thù hận là một động lực của Chủ nghĩa Cộng sản, cũng là một chủng tình cảm không kém quan trọng của Chủ nghĩa Cộng sản, thù hận trở thành một động lực sở tại xuyên suốt bao trùm trong các loại vận động quần chúng của Trung Cộng. Những giá trị phổ quát của nhân loại bao đời nay như đồng cảm, tình yêu thương, thiện lương, v.v.. vì lẽ đó mà trở thành thù địch tự nhiên của Đảng Cộng sản, tất yếu phải trừ bỏ.

Trích từ: Giải thể văn hoá đảng

 

Ngày đăng: 13-02-2020