Một quyển sách
đã truyền cảm hứng cho hơn 350 triệu người
thoái xuất khỏi Đảng Cộng Sản Trung Quốc

Bản chất của ĐCSTQ: Phê phán trật tự xã hội truyền thống

Bản chất của ĐCSTQ: Phê phán trật tự xã hội truyền thống

Xã hội dưới sự thống trị của Trung Cộng đồng thời cũng là xã hội rất bất công. Do Trung Cộng lũng đoạn mọi tài nguyên, nó tự xưng là công bộc của nhân dân, nhưng thực tế nhân dân đều bị coi như nô lệ, dù là quyền lợi chính trị hay quyền lợi kinh tế, giữa quan và dân hoàn toàn không hề có một chút bình đẳng nào để nói.

Trạng thái tự nhiên “Thiên tôn địa ti” trời cao đất thấp của người Trung Quốc và đối ứng về “Càn khôn” và “Âm dương” trong Kinh Dịch đã mở rộng ra một bộ lý luận về gia đình và xã hội, từ bộ luân lý này lại phát sinh ra trật tự xã hội.

“Tôn ti” (Cao thấp) là một phần quan trọng trong quan niệm truyền thống của người Trung Quốc. Theo Văn hóa truyền thống, “ti” không hẳn là chuyện xấu. Đạo gia vẫn luôn tôn sùng mỹ đức của nước, vì nước thường ở “chỗ thấp”. Phía “chỗ thấp” là phía được yêu mến và bảo hộ, phía “chỗ cao” là phía cần phó xuất. Nam mạnh, nữ yếu, nam cương, nữ nhu. Nhưng cương không nhất định có nghĩa là chuyện tốt. Đạo gia có cách nói “Binh cường tắc diệt”, “gỗ cứng tắc gãy”, “nhu nhược thắng cương cường”.

Trung Cộng vẫn luôn đảo lộn trật tự, khoác lác rằng muốn xây dựng một xã hội trong đó mọi người đều bình đẳng. Nhưng xã hội không tồn tại sự bình đẳng theo hàm nghĩa của Trung Cộng.

Trong cuộc sống xã hội, một quốc gia, xí nghiệp, đoàn thể hay gia đình, thường sẽ phải có người đi điều tiết một vài chuyện, có người đưa ra kế hoạch, có người chấp hành một cách cụ thể, đây là một trạng thái xã hội bình thường, cũng là do nhân tố tổng hợp về trí lực, thể lực của mỗi người quyết định. Còn Trung Cộng lại cực đoan hóa điều đó, miêu tả nó thành sự áp bức giai cấp và đấu tranh giai cấp. Cho nên Trung Cộng phải đảo lộn mọi tôn ti và trật tự, điều này thực tế là không thể làm được. Thứ gọi là “giải phóng” kỳ thực là tạo ra “sự hỗn loạn”.

Ví dụ như người đề xướng nam nữ bình đẳng cũng không thể phủ nhận rằng khi gặp phải tai họa, dịch bệnh, nạn đói, chiến tranh thì phụ nữ và trẻ em đều là những đối tượng được bảo vệ đầu tiên. Nếu đề xướng nam nữ bình đẳng, thì dường như phụ nữ nên nhận được sự đối đãi giống như đàn ông, điều này hiển nhiên là không đúng. Năm đó khi con tàu Titanic chìm xuống đáy biển thì phụ nữ và trẻ nhỏ là những người được ưu tiên lên tàu cứu hộ trước, dù là chồng của họ cũng phải cùng chìm xuống với con tàu như một nam tử hán. Không ai có dị nghị gì với quyết định này, điều này phản ánh rằng trong nơi sâu nội tâm của chúng ta không hề có sự bình đẳng tuyệt đối giữa nam và nữ.

Mở rộng ra trong cuộc sống xã hội, một xí nghiệp hay một quốc gia phải có người ra sách lược, quyết định của người ra sách lược phải được người thực thi chấp hành. Quân đội phải có tư lệnh, quan quân các cấp và binh sỹ bên dưới chịu trách nhiệm chấp hành mệnh lệnh. Nếu xét từ góc độ công tác xã hội, kỳ thực cũng tồn tại vấn đề “tôn ti”, nhưng “tôn ti” hoàn toàn không phải có nghĩa hiển nhiên là bóc lột và đàn áp, nó cũng cần có mối quan hệ đạo đức tốt đẹp là “nhân đạo” và “trung thành” ở giữa.

Mở rộng tới phạm vi gia đình, phụ “từ”, tử  “hiếu”, huynh “hữu –hữu hảo” đệ “cung – cung kính”, những luân lý truyền thống truyền tải sự hài hòa có trật tự của gia đình và xã hội một cách tự nhiên.

Còn nói về “công bằng” một cách căn bản chính là “chúng sinh bình đẳng” trong Phật Pháp, là “Thiên đạo vô thân” (Đạo trời không kể người thân) của Đạo gia, là “hữu giáo vô loại”(dạy dỗ không phân biệt loại người), là “trước mặt Thượng Đế mọi người đều bình đẳng” của phương Tây là bình đẳng về cơ hội, chứ tuyệt đối không phải sự bình đẳng về kết quả.

Những tuyên truyền lệch lạc của Trung Cộng về “bình đẳng” đã khiến xã hội vô cùng hỗn loạn, không còn tôn ti trật tự. Sự giải thích lệch lạc về “bình đẳng nam nữ” kỳ thực chính là sự bức hại đối với phụ nữ, ép buộc họ lao lực đảm đương những công việc không phù hợp với sức mình hoặc không phù hợp với phụ nữ. Ví dụ như trong cuốn sách “Quyết liệt triệt để với quan niệm truyền thống cũ” được Trung Cộng xuất bản vào tháng 04 năm 1976 đã liệt kê ra bài viết của 15 nữ thanh niên, trong đó nghề nghiệp mà các cô theo đuổi vốn dĩ nên do đàn ông gánh vác như công nhân đưa than, giết mổ, công nhân bốc xếp v.v.., “nắm chặt con dao mổ, có thể chịu đựng được cả nửa ngày” đã trở thành đối tượng được ca tụng.

Trích từ: Giải thể văn hoá đảng

Ngày đăng: 13-02-2020