Một quyển sách
đã truyền cảm hứng cho hơn 350 triệu người
thoái xuất khỏi Đảng Cộng Sản Trung Quốc

Bản chất của ĐCSTQ: Làm lệch lạc kinh điển tôn giáo, dung tục hóa tôn giáo

Bản chất của ĐCSTQ: Làm lệch lạc kinh điển tôn giáo, dung tục hóa tôn giáo
“Phật giáo nhân gian”  chủ trương “cuộc sống hóa tu hành hiện đại” và “trường học hóa tu hành hiện đại”, “sự nghiệp Phật giáo hiện đại hóa nên bao gồm nhà xưởng, nông trường, bảo hiểm, ngân hàng, công ty, cái gọi là nông công thương .v.v..” Cách làm thế tục hóa, dung tục hóa Phật giáo bằng mượn cái mũ “Phật giáo nhân gian” trực tiếp đi ngược lại nguyên nghĩa của Phật Đà, hoàn toàn không phù hợp với cách tu hành của Phật giáo mấy nghìn năm nay luôn phát nguyện xa rời thế tục, theo đuổi sự thăng hoa về tâm hồn và siêu thoát.

Phật giáo coi “Phật, Pháp, Tăng” là Tam bảo. Trong đó “Pháp” chính là Kinh Phật. Trung Cộng ngoài việc phủ định sự tồn tại của Phật, trấn áp bức hại cao tăng đại đức ra, thì việc phá hoại kinh điển Phật giáo còn kín kẽ và âm hiểm hơn nhiều.

Trong “Đại Ban Niết Bàn Kinh”, Thích Ca Mâu Ni đã dự đoán được tình huống trong tương lai, tức là có ma vương chuyển sinh thành tăng ni và nam nữ cư sĩ nhằm phá hoại Phật Pháp từ trong nội bộ.

Những năm 20, 30 của thế kỷ trước, hòa thượng Thái Hư đưa ra cách nói “Phật giáo nhân gian”, cho rằng tam thừa cộng Pháp (Thiên thừa, Thanh Vấn, Viên Giác) nếu không thuộc về “Thần quyền mê tín” thì cũng thuộc về “tiêu cực lánh đời”. “Phật giáo nhân gian” lại tiến thêm một bước nữa khi chủ trương “cuộc sống hóa tu hành hiện đại” và “trường học hóa tu hành hiện đại”, “sự nghiệp Phật giáo hiện đại hóa nên bao gồm nhà xưởng, nông trường, bảo hiểm, ngân hàng, công ty, cái gọi là nông công thương .v.v..” Cách làm thế tục hóa, dung tục hóa Phật giáo bằng mượn cái mũ “Phật giáo nhân gian” trực tiếp đi ngược lại nguyên nghĩa của Phật Đà, hoàn toàn không phù hợp với cách tu hành của Phật giáo mấy nghìn năm nay luôn phát nguyện xa rời thế tục, theo đuổi sự thăng hoa về tâm hồn và siêu thoát. Tổ tiên của Bạch giáo Phật Milarepa của Phật giáo truyền từ Tây Tạng cũng nói với đệ tử của mình rằng: Trước khi Ông tu thành chính quả thì không nói tới sự nghiệp độ chúng sinh..

Như loại hình thứ ba trong Văn hóa đảng mà phần giới thiệu đã chỉ ra, Trung Cộng “phát triển và quảng bá” cho trào lưu tư tưởng đã tồn tại, lại vận dụng nguồn tư nguyên quốc gia mà nó nắm được để tiến hành mở rộng trên cả bề rộng lẫn chiều sâu.

Trung Cộng cho rằng rất nhiều cách nói hư hư thực thực “Phật giáo nhân gian” chính là thứ có thể tăng cường lợi dụng, chỉ cần tín đồ chuyển ánh mắt chăm chú vào “Thiên quốc” sang quan tâm tới “nhân gian”, thì Trung Cộng có thể dễ dàng thêu dệt rất nhiều lời hoang đường, thao túng tư tưởng của giáo đồ. Cho nên truyền nhân của “Phật giáo nhân gian”, Triệu Phác Sơ [Hội trưởng Hội Phật giáo Trung Quốc], đệ tử của “Thái Hư” [trụ trì chùa Nam Phổ Đà, kiêm Viện trưởng Phật học viện Mân Nam] đã trở thành người đại diện lý tưởng nhất của Trung Cộng.

Dưới sự dẫn dắt của Triệu Phác Sơ, Hội Phật giáo Trung Quốc luôn miệng nhắc tới “trang nghiêm quốc thổ, lợi lạc hữu tình”. Thực tế Phật giáo nhắc tới “quốc thổ trang nghiêm” là chỉ mảnh đất tịnh độ nơi Phật quốc trang nghiêm (Như câu thơ “Nguyện dĩ thử công đức, trang nghiêm Phật tịnh thổ, tạm dịch: Nguyện mang công đức này làm trang nghiêm tịnh thổ nơi đất Phật” trong “Diệu Pháp Liên Hoa Kinh”), “Lợi lạc hữu tình” là chỉ “Chúng sinh hữu tình” được hóa độ tới bờ bên kia của cõi niết bàn, chứ tuyệt đối không giống với cách nói của Hội Phật giáo: “Tích cực tham gia kiến thiết tổ quốc, nỗ lực vì dân phục vụ.”

Trích từ: Giải thể văn hoá đảng

Ngày đăng: 13-02-2020