Một quyển sách
đã truyền cảm hứng cho hơn 350 triệu người
thoái xuất khỏi Đảng Cộng Sản Trung Quốc

Chương 7: Văn hóa đảng trong cuộc sống (phần hạ) (audio)



Ảnh: Epoch Times

Mục lục:

4. Khống chế sinh sản, vợ chồng là đồng chí cách mạng. Nam nữ đều giống nhau, phụ nữ gánh vác nửa vùng trời

1) Khống chế sinh sản

2) Vợ chồng là đồng chí cách mạng

3) Nam nữ đều giống nhau, phụ nữ gánh vác nửa vùng trời

5. Chống hạn hán, lũ lụt, đấu với Trời đấu với Đất, Đảng chỉ đâu đánh đó, mang quan niệm đấu tranh giai cấp

1) Chống hạn hán, lũ lụt, đấu với Trời đấu với Đất

2) Đảng chỉ đâu đánh đó, có quan niệm đấu tranh giai cấp

Kết luận

========

4. Khống chế sinh đẻ, vợ chồng là đồng chí cách mạng. Nam nữ đều giống nhau, phụ nữ gánh vác nửa vùng trời

Một biểu hiện cụ thể về việc văn hóa đảng hiện diện ở khắp mọi nơi, chính là bên cạnh việc hoàn toàn chiếm cứ những lĩnh vực công cộng như chính trị, kinh tế, đảng còn can thiệp vào cuộc sống gia đình, trước nay đều được cho là của lĩnh vực cá nhân hay phạm trù riêng tư. Kết hôn hay không, kết hôn với ai, sinh mấy con, khi nào mới được sinh, đảng quản hết thảy, hơn nữa còn huy động cả bộ máy bạo lực quốc gia tới quản.

Vợ chồng vốn là duyên phận, tình yêu và hôn nhân là chủ đề vĩnh viễn, mang màu sắc lãng mạn của nhân loại, gia đình là bến đỗ bình yên của cuộc hành trình nhân sinh. Sự hòa thuận trong gia đình, tình cảm vợ chồng ân ái, đó là hạnh phúc mà người ta đều mong ước. Nhưng Trung Cộng lại trực tiếp lái chiến trường đấu tranh giai cấp tới từng gia đình. Vợ chồng trở thành “đồng chí cách mạng” có lập trường rõ ràng, đấu tranh chính trị đi theo từ nơi công tác tới nhà bếp và phòng ngủ sau khi hết giờ làm, tạo thành mối quan hệ gia đình biến dị.

Thiên thượng tạo nên con người, chia thành nam nữ, là để âm dương của họ bổ sung cho nhau, nhu cương giúp đỡ lẫn nhau, do đó nam nữ hai bên người ta có sở trường riêng về đặc tính và sức khỏe, năng lực. Nhưng Đảng Cộng sản lại biến phụ nữ thành đàn ông, cổ động nam nữ như nhau, phụ nữ có thể gánh vác nửa vùng trời. Điều này không chỉ không khiến địa vị của phụ nữ trong việc học hành tìm việc và trên quan trường chính trị được nâng lên, ngược lại còn xóa bỏ và vắt kiệt sự hiền thục dịu dàng của phụ nữ Trung Quốc, tạo thành hậu quả ác nghiệt âm thịnh dương suy đặc trưng trong xã hội Đại lục.

1) Khống chế sinh sản

Trung Cộng có một “quốc sách” cơ bản (kỳ thực chính là đảng sách – “chính sách của đảng”) gọi là “Sinh sản có kế hoạch”, xã hội quốc tế gọi nó là “chính sách một con” do nó liên quan tới lợi ích của phụ nữ và trẻ em nên có rất nhiều tranh cãi trên thế giới. Chúng ta tạm thời gác lại không nói tới những chuyện thị phi này, chỉ riêng việc bản thân chính sách này được công bố cũng đã mang nhân tố Văn hóa đảng sâu đậm không sợ Thần linh, Trời không sợ Đất không sợ, điều gì cũng dám làm, muốn làm gì thì làm của Đảng Cộng sản.

Dù là xã hội hoàng triều truyền thống của Trung Quốc hay là những quốc gia theo chủ nghĩa độc tài như phát xít, chính phủ của nó cũng không can thiệp tới đời sống riêng tư của dân chúng, đặc biệt là vấn đề liên quan tới sinh đẻ. Đảng Cộng sản thì không như vậy.

Năm 1956, báo cáo chính trị trong Đại hội lần thứ 8 của Trung Cộng đã nêu ra chủ trương hạn chế sinh sản, đây chính là sự mở rộng trực tiếp của thể chế “kinh tế kế hoạch” mà Đảng Cộng sản không gì không quản, tức là cái gì cũng đưa vào trong kế hoạch. Ngày 27 tháng 2 năm 1957, trong Hội nghị Quốc vụ tối cao, Mao Trạch Đông nói: “Với vấn đề sản xuất trong nhà máy, sản xuất vải, sản xuất bàn ghế, sản xuất gang thép, đều có kế hoạch, còn đối với việc sinh sản của bản thân nhân loại thì lại không có kế hoạch, đó chính là chủ nghĩa vô chính phủ. Nhân loại phải khống chế bản thân mình, phải đạt được việc tăng trưởng có kế hoạch, đôi khi còn có thể khiến nó có thể gia tăng thêm một chút, đôi khi có thể dừng lại một chút.” Theo tư tưởng bắt nguồn từ Thuyết Duy vật như vậy thì vì số lượng sinh con và sản lượng luyện thép, dệt vải cũng đều có thể so sánh tương đương, đều là “sản xuất” trong mắt đảng, vậy thì cũng giống như việc đảng lên kế hoạch kinh tế, khống chế sức sản xuất các loại sản phẩm, Đảng Cộng sản khống chế nhân khẩu cũng không có gì kỳ lạ. Sau khi “vệ tinh lương thực” trong cuộc Đại Nhảy vọt năm 1957 bay lên trời, Mao và Trung Cộng đã thay đổi cách nhìn, “nhiều người là việc tốt” đã trở thành tư tưởng chủ đạo. “Nhiều người sức mạnh lớn”, “Con người không chỉ có một cái miệng, mà còn có một đôi tay, có thể sáng tạo ra thế giới”, cổ vũ phụ nữ Trung Quốc sinh càng nhiều càng vẻ vang và ban tặng danh hiệu “bà mẹ vinh quang” cho người phụ nữ có 10 con trở lên. Lúc đó “Lý luận mới về nhân khẩu” của Mã Dần Sơ, hiệu trưởng trường đại học Bắc Kinh bị coi là “Luận điệu hoang đường của giai cấp tư sản” và “công kích điên cuồng của cánh hữu”, đã bị “vạch trần, phê phán triệt để”.

Chính sách dân số của Trung Cộng đã khiến cho dân số của Trung Quốc những năm 60, 70 tăng trưởng chóng mặt. Ngày 6 tháng 3 năm 1981, Trung Cộng thành lập Ủy ban Kế hoạch sinh sản, yêu cầu cưỡng chế sinh ít con, “kế hoạch sinh sản” dần trở thành “quốc sách” cơ bản của Trung Cộng.

“Kế hoạch sinh sản” của Trung Cộng và “kế hoạch hóa gia đình” của nước ngoài có sự khác biệt về bản chất. “Kế hoạch hóa gia đình” thông thường được chính phủ hỗ trợ, phục vụ và tư vấn những vấn đề liên quan, do nhân dân tự nguyện tiến hành. Còn “kế hoạch sinh sản” của Trung Cộng là nghĩa vụ công dân được hiến pháp quy định, đề xướng (rất nhiều đơn vị là cưỡng chế) kết hôn muộn sinh con muộn, mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh một con (trừ dân tộc thiểu số), phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ phải được lãnh đạo cấp chỉ tiêu mới được phép có thai.

“Kế hoạch sinh sản” được bảo hộ thực thi bằng phương pháp cưỡng chế cực đoan. Khi bào thai chưa ra đời, hoặc trong tình trạng thai nhi còn nhỏ và việc phá thai khả thi, thì “nhân viên chấp pháp” của Ủy ban Kế hoạch hóa cưỡng chế người mang thai ngoài kế hoạch tới bệnh viện phá thai. Nếu như thai nhi sau khi sinh mới bị phát hiện thì Ủy ban Kế hoạch sinh sản sẽ phạt nặng với gia đình đó “theo pháp luật”. Trong thực tế vận hành Đảng Cộng sản, từ trước đến nay, đều dùng bạo lực thẳng tay, về cơ bản nhân quyền không nằm trong phạm vi suy xét của nó. “Kế hoạch sinh sản” thực thi trên diện rộng, thời gian dài, lại can thiệp tới sinh mệnh của thai nhi, quá trình này được thực thi tàn khốc dị thường. Đặc biệt là với những người nông dân “sinh vượt mức” bị Trung Cộng trị cho đến mức không chút kiêng dè gì. Đứa trẻ về cơ bản đã đủ tháng hoặc đầy tháng mà không có thẻ cho phép sinh thì không cho phép sống sót chào đời. Dù đã sinh ra, thì bác sĩ y tá cũng phải giết chết đứa bé sơ sinh vô tội ngay khi vẫn còn sống. Theo ước tính, từ khi “kế hoạch sinh sản” bắt đầu, ít nhất đã có 40 triệu thai nhi hoặc trẻ sơ sinh bị Trung Cộng giết chết.

Từ khẩu hiệu và biểu ngữ tại vùng nông thôn Trung Quốc cũng có thể cảm nhận được sát khí bừng bừng. “Thà nát nhà, cũng không để vong quốc”, “uống thuốc trừ sâu tự sát sẽ không cản, treo cổ thì đưa dây thừng”, “một người sinh đẻ vượt mức, toàn thôn phải triệt sản”, “một thai sinh, hai thai triệt sản, ba thai bốn thai nạo! nạo! nạo!, một thai đeo vòng, hai thai triệt sản, ba bốn thai giết giết giết! “Thà máu chảy thành sông, cũng không cho sinh quá thêm một trẻ”, “Thà thêm 10 phần mộ cũng không thêm một con người!” Những khẩu hiệu tàn nhẫn này có thể thấy khắp nơi tại Trung Quốc, hơn nữa không phải chỉ là nói suông. Tịch thu tài sản, dỡ nhà, bắt người, liên lụy người nhà, giết trẻ sơ sinh, v.v. đã khiến người ta nhìn nhiều thành quen.

Năm 2006, giới truyền thông Trung Quốc Đại lục đã đưa tin một chuyện như sau: Hoàng Cầu Sinh, một nông dân tại thôn Thái Điếm, khu Hoàng Pha, thành phố Vũ Hán do gia cảnh vô cùng bần hàn, không có tiền lo lót trên dưới nên người của Ủy ban Kế hoạch sinh sản đã xông vào nhà anh, đưa vợ anh Hoàng, người đã mang bầu chín tháng tới phòng phẫu thuật của Ủy ban Kế hoạch Sinh sản, tiêm cho chị ấy một mũi thuốc đọa thai, ngay chiều hôm đó vợ anh Hoàng sinh con. Nhưng mũi tiêm đó chưa khiến cho thai nhi chết đi, người của Ủy ban Kế hoạch Sinh sản chứng kiến tình hình đó đã ép Hoàng mang đứa trẻ còn sống vứt đi. Khoảng 5 giờ chiều, một bà lão họ Lưu nghe bà con lối phố nói trong nhà vệ sinh đằng sau Phòng Tài chính của xã có tiếng khóc của trẻ nhỏ. Bà Lưu trước kia từng làm bác sĩ đã nhanh chóng lần theo tiếng khóc tìm thấy đứa trẻ, quả nhiên là trong bệ tiểu nhà vệ sinh phát ra bé trai sơ sinh này, chỉ nhìn thấy nó ngoài đầu ra thì toàn thân lẫn trong phân và nước tiểu. Bà Lưu nhanh chóng tiến về phía trước bế đứa trẻ lên, sau khi vệ sinh đơn giản, liền bế ngay vào phòng khám gần đó, cắt dây rốn cho đứa trẻ, tiêm thuốc sát trùng. Sau khi xử lý mọi việc đâu vào đấy, bà Lưu dùng túi bọc đứa trẻ lại, ngồi trước cửa nhà cho đứa trẻ uống nước. Đúng vào lúc này, năm người trong ủy ban kế hoạch sinh sản của xã đã xuất hiện trước cửa nhà bà Lưu, một người trong số họ không nói không rằng cướp đứa trẻ khỏi tay bà Lưu, ném xuống đất. Lúc đó chỉ nghe thấy một tiếng nghẹt thở, đứa trẻ đau đớn tứ chi co giật, người của Ủy ban Kế hoạch hóa vẫn chưa dừng lại, còn bước lên đá cho đứa bé một cái. Sau đó đám người này lôi đứa trẻ đi, đi rất xa mà vẫn nghe thấy tiếng khóc của thằng bé. Cuối cùng người của Ủy ban Kế hoạch sinh sản đặt đứa bé trong ruộng lúa nước dìm cho chết đuối. Những trường hợp như vậy tại Trung Quốc Đại lục không phải là hiện tượng cá biệt.

Chính sách “kế hoạch sinh sản” là một biểu hiện cụ thể về giáo dục Thuyết vô Thần của Trung Cộng. Dù cho xảy ra thiên tai rất lớn hoặc chiến tranh, thì tội giết trẻ sơ sinh luôn là tội phản nhân loại rất nặng, còn quan chức các cấp dưới sự giáo dục của “Thuyết vô Thần” của Trung Cộng chỉ biết vâng lời Trung Cộng, hoàn toàn không có khái niệm đạo đức cơ bản về “nhân mệnh quan thiên” (sinh mệnh con người liên quan tới trời), hoàn toàn vô cảm trước việc giết hại trẻ sơ sinh.

Những nước phương Tây có một truyền thống, khi gặp phải nguy hiểm thường nhường lại cơ hội sống cho trẻ em và phụ nữ. Một dân tộc tôn trọng quyền lợi của kẻ yếu mới có thể thực sự trân trọng quyền lợi của tất cả mọi người. Việc Trung Cộng miệt thị quyền con người của trẻ sơ sinh đã hoàn toàn biểu lộ ra rằng: Trung Cộng căn bản không hề tôn trọng nhân quyền của bất kỳ ai. Trung Cộng áp bức nông dân, thờ ơ với tai nạn sập hầm mỏ, bức hại những người đi thỉnh nguyện một cách vô tình, thậm chí còn thảm sát trẻ sơ sinh, đều phản ánh giá trị quan “kẻ yếu làm mồi cho kẻ mạnh” của Trung Cộng. Kết quả là những ghi chép về nhân quyền của Trung Cộng tiếp tục xấu đi.

Người ta có thể sẽ tìm ra đủ loại lý do giải thích, rằng nếu không khống chế một cách cưỡng chế, đến lúc dân số Trung Quốc bùng nổ thì làm thế nào? Đây chỉ là bề mặt của vấn đề, mà nhân tố Văn hóa đảng trong quyết sách của Trung Cộng mới chính là thực chất của vấn đề. Đảng Cộng sản chỉ cần hứng lên, muốn nhiều người thì cổ động sinh nhiều, nhiều người quá không nuôi nổi, vỗ trán một cái lại không từ bất kỳ thủ đoạn nào, giết nhiều tới mức âm hồn thai nhi không thể tiêu tán trên mảnh đất Trung Hoa rộng lớn. Sinh nhiều hay sinh ít, xem ra là hai thái cực, nhưng cái nào cũng là biểu hiện của thói quen lưu manh bá đạo điều gì cũng dám làm, muốn làm gì thì làm nấy của Trung Cộng. Dân số hiện nay tăng thêm hàng mấy trăm triệu so với ba mươi năm về trước, nhưng những năm này Trung Cộng nới lỏng một chút về lĩnh vực kinh tế, bớt quản đi một chút, người ta chẳng phải ăn no hơn, nhà cửa rộng rãi hơn hay sao? Có thể thấy, cốt lõi của vấn đề không phải là dân số mà là bản thân Trung Cộng.

Vấn đề dân số là vấn đề mà đa số các quốc gia trên thế giới đều phải đối mặt, nhưng hiện nay trong phạm vi thế giới, quốc gia mà ở đó chính phủ cưỡng chế thực thi kế hoạch sinh sản chủ yếu chỉ có Trung Quốc. Điều này không phải là phản đối cách giải quyết vấn đề dân số, mà là phản đối cái cách thức thích làm gì thì làm, bất kính với Thần linh, đặc biệt là giết người hại mệnh của Trung Cộng.

Việc Trung Cộng khống chế sinh sản đã gây nên hậu quả nghiêm trọng, biểu hiện là cơ cấu dân số nhanh chóng già đi, số người về hưu không ngừng tăng lên, còn số người trong độ tuổi lao động ngày càng giảm đi, hệ thống lương hưu xã hội luôn thiếu hụt nghiêm trọng phải đối mặt với áp lực sụp đổ. Hiện nay một cặp vợ chồng phải phụng dưỡng bốn người già, đồng thời còn phải nuôi một đứa con. Một đứa con hoàn toàn không thể bảo đảm tuyệt đối nó sẽ thành tài, nếu đứa con không nên người thì cha mẹ về già sẽ mất đi chỗ dựa, còn quốc gia lại không có cơ chế cứu trợ. Tại vùng nông thôn Trung Quốc, khi một gia đình đã sinh con gái, thì sau khi con gái lấy chồng mà cha mẹ cao tuổi thì sẽ không có ai để nương tựa, cũng không còn sức lực để làm việc nhà nông, sẽ mất đi nguồn sống.

Kế hoạch sinh sản còn khiến tỷ lệ giới tính nam nữ được sinh ra hiện nay của Trung Quốc mất cân bằng. Trước kia sinh con gái còn có thể sinh tiếp, cho tới khi có con trai thì thôi. Hiện nay người ta chỉ có thể sinh một con, rất nhiều người đã chọn giới tính cho con bằng cách phá thai, để có người nối dõi tông đường, truyền thừa hương hỏa, mà nạo thai bé gái, giữ lại thai bé trai, kết quả đã khiến tỷ lệ trẻ sơ sinh nam và nữ mất cân bằng nghiêm trọng, như hiện nay đã đạt tới tỷ lệ 120:100, điều này đồng nghĩa với 20 năm sau, sẽ có 1/6 đàn ông (khoảng 40 triệu người) sẽ không tìm được người phối ngẫu, từ đó gieo mầm họa lớn về vấn đề an toàn cho xã hội.

Khống chế sinh sản còn khiến một thế hệ người trẻ tại thành phố ít có anh chị em, những đứa trẻ con một thường trở thành “tiểu hoàng đế” được nuông chiều, tạo nên “tính kiêu ngạo, quen được nuông chiều” nghiêm trọng và tùy tiện, ích kỷ, thiếu đi tinh thần trách nhiệm và thiếu sự quan tâm, yêu thương dành cho người khác. Khi thế hệ những cậu ấm cô chiêu con một này trở thành nòng cốt của xã hội, đặc điểm tính cách của họ sẽ ảnh hưởng tới toàn xã hội Trung Quốc.

Kỳ thực, cũng giống như quy luật tồn tại trong giới tự nhiên, số lượng dân số bản thân nó cũng tồn tại cơ chế điều tiết, cũng như trong “Thi kinh” có nói: “Thiên sinh chưng dân, hữu vật hữu tắc” (Trời sinh bách tính, vạn vật đều nằm trong nguyên tắc). Đối với một chính phủ thông thường sẽ có rất nhiều cách điều tiết dân số. Nhân khẩu học và tài liệu thống kê của Liên Hợp Quốc đã thể hiện rõ rằng những nơi có cơ chế an sinh xã hội hoàn thiện và trình độ giáo dục của nhân dân cao thì tỷ lệ sinh sản sẽ tự nhiên giảm bớt. Theo con số thống kê của Trung Quốc, chỉ cần phụ nữ được giáo dục tới trung học cơ sở thì tỷ lệ sinh sản sẽ giảm tới 2.13, từ đó khiến cho dân số đạt được mức cân bằng, những người phụ nữ được giáo dục tới hết trung học và đại học thì tỷ lệ sinh sẽ giảm thêm tới 1.82 và 1.11 (những căn cứ trên là theo số liệu thống kê năm 1986, hiện nay đang giảm xuống thêm một bước nữa).

Trung Cộng đã quen với chính sách giết chóc và cưỡng chế, tràn đầy hứng thú với việc phá thai, còn việc giáo dục vốn có tác dụng căn bản thì nó không hề có chút hứng thú, tỷ lệ đầu tư cho giáo dục thấp đến mức người ta không còn gì để nói (không tới 4% GDP, xếp gần chót thế giới, không bằng cả nước Uganda ở Châu Phi). Theo tài liệu Trung Cộng công bố, kinh phí giáo dục bắt buộc trên toàn quốc năm 2006 cần khoảng 226 tỷ nhân dân tệ, nhưng khoản tiền công quỹ ăn uống chỉ riêng trong năm 2004 đã đạt tới 370 tỷ nhân dân tệ. Nói cách khác, chỉ cần Trung Cộng dừng ăn uống bằng công quỹ đã đủ để những đứa trẻ trong độ tuổi đi học được giáo dục miễn phí, mà trình độ giáo dục nâng cao sẽ có tác dụng giảm áp lực tăng trưởng dân số.

Trong thế kỷ này có rất nhiều quốc gia đã áp dụng biện pháp kế hoạch hóa gia đình. Ví dụ như Ấn độ, những người kết hôn sau khi vượt quá độ tuổi kết hôn tối thiểu được pháp luật quy định là 21 tuổi sẽ được thưởng, những cặp vợ chồng sau khi sinh được hai con mà chủ động triệt sản sẽ được chiếu cố về phương diện phúc lợi gia đình và bảo hiểm y tế, nhưng không phải là biện pháp mang tính ép buộc. Ở những nước như Mexico, Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ cũng tiến hành lập pháp đối với kế hoạch hóa gia đình, nhưng pháp luật của những nước này đều quy định rõ ràng: Vợ chồng có quyền tự do quyết định số con và khoảng cách sinh.

Những quốc gia phương Tây phải đối mặt với tỷ lệ sinh sản thấp, biện pháp ứng phó chính là khuyến khích thông qua hỗ trợ về kinh tế hoặc giảm thuế, chính phủ cũng không thể khống chế sinh sản bằng thủ đoạn cưỡng chế. Trên thực tế, không hề có chính phủ một quốc gia nào lại đi quản vấn đề sinh sản của mỗi gia đình, càng không dùng cơ cấu bạo lực để đảm bảo việc thực thi chính sách sinh sản. Áp dụng cách khống chế sinh sản chỉ có Trung Quốc dưới sự thống trị của Trung Cộng, khiến vấn đề xã hội cũng trở nên gay gắt xưa nay chưa từng có trong lịch sử.

2) Vợ chồng là đồng chí cách mạng

Dù là phương Đông hay phương Tây, văn hóa truyền thống đều lấy “gia đình” làm trung tâm. Tại một nước công nghiệp hóa phát triển nhất như nước Mỹ, có “quan niệm gia đình” vẫn được coi là phẩm chất đạo đức quan trọng.

Đối với con người mà nói, gia đình là nơi thư giãn, giữa vợ chồng có ân nghĩa, có sự tin cậy nương tựa vào nhau, có sự quan tâm chăm sóc lẫn nhau. Giữa vợ chồng với nhau, mở lòng dốc bầu tâm sự là phương thức quan trọng nhất để giải tỏa áp lực tâm lý, cũng là con đường quan trọng để duy trì sự lành mạnh về tâm lý, từ đó đảm bảo sức khỏe sinh lý.

Trong “Kinh Thi” có viết: “Thê tử hảo hợp, như cổ cầm sắt” (Vợ chồng hòa hợp, như gảy đàn cầm đàn sắt). Trong gia đình truyền thống đàn ông chủ yếu lo việc bên ngoài, phụ nữ chủ yếu lo việc bên trong, đàn ông cương trực biết quan tâm, là nơi che mưa che gió cho vợ con; phụ nữ dịu dàng hiền hậu, chủ quản việc gia đình, cũng là người hiền trợ giúp chồng. Vợ chồng như đàn cầm và đàn sắt hòa hợp với nhau, tâm đầu ý hợp. Cuộc hôn nhân tốt đẹp chú trọng tới việc khoan dung lẫn nhau, có thể lượng thứ cho đối phương, dâng khay ngang mày, tương kính như tân chính là một minh họa cho trạng thái này.

Văn hóa Đảng của Trung Cộng không chỉ làm biến dị nghi thức hôn lễ của con người, khống chế cả sinh sản của con người, mà đồng thời nó còn quy định lại mối quan hệ đạo đức giữa vợ chồng. Trung Cộng phê phán Văn hóa truyền thống, coi mối quan hệ luân thường của con người là cám bã phong kiến lạc hậu, hạ thấp tình cảm ấm áp và nhân tính trong gia đình thành nhân tính của giai cấp tiểu tư sản, là biểu hiện của việc không đủ đảng tính và tính cách mạng, từ đó mà khiến cho mối quan hệ vợ chồng mất đi cái nền tảng vốn có. Sau khi nhân tính bị tách rời, đảng còn phải nhồi nhét đảng tính, cổ vũ vợ chồng là “đồng chí cách mạng”, không thừa nhận tình cảm và luân lý giữa vợ chồng. Vợ chồng “đồng tâm” là phải đồng tâm với đảng, “đồng chí [hướng]” là phải cùng chí hướng với đảng. Sự tin tưởng giữa vợ chồng không thể vượt quá sự tin tưởng với đảng; ân nghĩa giữa vợ chồng tuyệt đối không được cao hơn lòng trung thành với đảng.

Cuộc sống gia đình là mục đích của hôn nhân, Trung Cộng lại hoàn toàn ngược lại, nam nữ kết hợp hoàn toàn không phải là để lập gia đình, mà là vì đảng, trở thành một đơn vị của đảng, là thủ đoạn và công cụ để đảng làm cách mạng, cho nên vợ chồng đã trở thành “đồng chí cách mạng”. Tằng Chí, phu nhân của Đào Chú, được Trung Cộng thừa nhận là một trong mười “nhà cách mạng nữ” từng viết về quan niệm hôn nhân của mình trong hồi ức “Một người cách mạng may mắn còn sót lại”: Đối với một đảng viên Cộng sản, cuộc sống vợ chồng chỉ là thứ yếu, điều quan trọng là sinh mệnh chính trị.

Trong “Tuyên ngôn Đảng Cộng sản” đã biểu thị rõ phải “tiêu diệt gia đình”: “Chúng ta phải thay thế giáo dục gia đình bằng giáo dục xã hội, chính là phải tiêu diệt mối quan hệ thân mật nhất giữa con người.” Mối quan hệ thân thiết gia đình, người thân vẫn luôn là cái lẽ tự nhiên trong trời đất; vợ chồng, con cái, cha mẹ, bạn bè, mối quan hệ thông thường giữa người với người đã cấu thành xã hội nhân loại. Nhân loại cũng vì có hình thức gia đình vợ chồng mới có thể sinh sôi và phát triển dưới sự câu thúc của lý tính và đạo nghĩa. Nhưng Đảng Cộng sản thay mối quan hệ luân thường giữa vợ chồng bằng mối quan hệ lợi ích giữa “đồng chí cách mạng” với nhau, làm biến dị hình thức tổ chức căn bản của xã hội nhân loại từ căn bản.

Như đã phân tích trong Chương 6 “Ngôn từ của Đảng đã trở thành thói quen” của cuốn sách này, giữa vợ chồng mà xưng hô “đồng chí”, là khiến vợ chồng ngay trong cuộc sống đời thường luôn luôn ghi nhớ “thân phận trong tôn giáo” của mình, khiến cái bóng tà giáo Trung Cộng trùm lên cả gia đình. Đầu tiên là “đồng chí”, sau đó mới là vợ chồng. Nếu một bên bị Trung Cộng coi là kẻ địch, thì sẽ không thuộc về hàng ngũ “đồng chí”, do đó mới phải vạch rõ ranh giới, vứt bỏ bạn đời, đứng về phía tổ chức đảng. Coi vợ chồng như “đồng chí cách mạng”, phá vỡ mối thân tình truyền thống giữa vợ chồng, phá hoại ân nghĩa và sự tin cậy giữa vợ chồng với nhau, người ta không dám tin ngay cả người cùng mình đầu ấp tay gối. Một khi mối quan hệ “đồng chí cách mạng” bị phá vỡ, luân lý giữa vợ chồng cũng không còn tác dụng, trực tiếp tạo thành những việc vợ chồng tố cáo vạch trần lẫn nhau mất hết nhân tính trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa và trong những cuộc vận động chính trị.

Đối với con người mà nói thì người làm họ bị tổn thương nhiều nhất chính là những người thân cận nhất của mình. Vì họ biết hầu như toàn bộ ưu điểm, khuyết điểm và nhược điểm của bạn. Một khi bị người mà mình tin tưởng nhất làm tổn thương, con người rất có thể sẽ cảm thấy như trời sập xuống, không chốn dung thân, biển người mênh mang mà không thể tin tưởng một ai, từ đó hoài nghi tất cả. Đây chính là điều mà Đảng Cộng sản cần.

Sau khi “Cách mạng Văn hóa” kết thúc, nhân tố cách mạng dần dần nhạt đi, mối quan hệ “đồng chí cách mạng” này đã trở thành “mối quan hệ đồng chí [hướng]” trong cuộc sống, chỉ vì mục đích và lợi ích cụ thể để duy trì gia đình, sự chia sẻ tình cảm và săn sóc lẫn nhau giữa vợ và chồng vô cùng thiếu thốn, cuộc sống gia đình trở nên đơn điệu buồn chán. Rất nhiều gia đình sau khi con cái lớn lên, vợ chồng thậm chí không biết sau này phải làm gì.

3) Nam nữ đều giống nhau, phụ nữ gánh vác nửa vùng trời

Tục ngữ có câu nam nữ khác nhau, còn dưới ảnh hưởng nhiều năm của Văn hóa đảng, nhắc đến nữ giới, rất nhiều người tự nhiên nghĩ tới những lời như “thời đại khác rồi, nam nữ đều giống nhau”, “phụ nữ có thể gánh vác nửa vùng trời”. Nhưng nam nữ vốn không giống nhau.

Văn hóa truyền thống Trung Quốc chú trọng cân bằng âm dương, kỳ thực chính là chú trọng tới quy luật vạn sự vạn vật điều hòa lẫn nhau, trong đó bao gồm nam nữ. Nam là dương, nữ là âm, đặc tính của nam là cương trực, đặc tính của nữ là nhu mì mềm mại. Hai đặc tính nhu cương bổ trợ cho nhau, cộng sinh hài hòa, chứ không phải là ỷ mạnh hiếp yếu. Luân lý đạo đức mấy nghìn năm của Trung Quốc đề xướng ân ái giữa vợ chồng là điều quan trọng, nam đối ngoại, phải gánh vác trách nhiệm gia đình, phải nuôi dưỡng gia đình, yêu thương và bảo vệ vợ con mình, có trách nhiệm với vợ suốt cuộc đời; nữ đối nội, trên phải kính cha mẹ chồng, đỡ đần chồng dạy bảo con cái, phải yêu thương chồng của mình.

Gia đình là tế bào cơ bản của xã hội, trong xã hội Trung Quốc cổ đại, gia đình và gia tộc đóng vai trò còn quan trọng hơn. Lý tưởng nhân sinh của cổ nhân là “tu thân, tề gia, trị quốc bình thiên hạ”, cũng mang theo cùng đạo lý, “bình thiên hạ” chỉ là mở rộng đạo “tề gia” tới một phạm vi lớn hơn. Trong mối quan hệ gia đình, quan hệ “vợ chồng” là phương diện quan trọng nhất. “Trung Dung” giảng: “Quân tử chi đạo, tạo đoan hồ phu phụ, cập kỳ chí dã, sát hồ thiên địa” (Đạo của người quân tử, bắt đầu từ đạo lý vợ chồng nông cạn, đi đến đỉnh cao, là hiểu rõ trời đất). Việc Trung Cộng cổ vũ “nam nữ đều giống nhau” đã trực tiếp phá vỡ sự cân bằng và hài hòa của gia đình, là một bước quan trọng để Trung Cộng lật đổ trật tự xã hội truyền thống.

Trong xã hội truyền thống, nữ giới dù không có thành tựu nổi bật về những phương diện như chính trị, kinh tế, khoa học, quân sự, nhưng về phương diện dạy dỗ con cái, duy trì đạo đức và duy trì trật tự xã hội bình thường lại phát huy tác dụng không thể thay thế. Đặc biệt là người mẹ sẽ gieo tình yêu vào tâm hồn non nớt của đứa trẻ, đợi sau này khi đứa trẻ lớn lên sẽ mang tình yêu này truyền ra xã hội. Giống như “Mạnh mẫu tam thiên” [2] (Mẹ Mạnh Tử ba lần chuyển nhà) và “Nhạc mẫu thích tự” [3] (Mẹ Nhạc khắc chữ), hầu như mỗi một người dân Trung Quốc đều quá đỗi quen thuộc. Nếu không có sự dạy dỗ của Nhạc mẫu thấu hiểu đại nghĩa thì có lẽ cũng không có nghĩa cử vĩ đại Nhạc Phi “tận trung báo quốc” sau này.

Trung Cộng cổ động “Nam nữ đều giống nhau, phụ nữ gánh vác nửa vùng trời”, ép buộc nữ giới thay đổi vai trò hiền thê từ mẫu, khiến phụ nữ xung phong lâm trận giống đàn ông, đi làm những việc mình khó đảm đương nổi. Mặt khác, gánh nặng chăm sóc người già, giáo dục trẻ nhỏ không người gánh vác hoặc không thể gánh vác tốt, việc giáo dục trẻ nhỏ hoàn toàn ỷ lại vào thế hệ trước (ông bà nội, ông bà ngoại) hoặc nhà trường và xã hội, do đó sẽ gây ra những vấn đề xã hội phức tạp khó giải quyết.

Cổ động “Nam nữ đều giống nhau, phụ nữ gánh vác nửa vùng trời” là sự cần thiết để Trung Cộng tiến hành toàn dân đấu tranh. Bởi vì phụ nữ truyền thống rất ít can thiệp vào các hoạt động xã hội, như vậy, người mà Trung Cộng có thể thao túng cũng ít đi một nửa. Trung Cộng tuyên truyền mình “giải phóng” phụ nữ, thực chất là khuyến khích phụ nữ tham gia cái được gọi là hoạt động cách mạng, biến những người phụ nữ hiền thục dịu dàng, không ra khỏi nhà nửa bước thành “đội ngũ những cô gái sắt” và “đội quân nương tử màu đỏ”, cuốn toàn xã hội vào trong cuộc vận động tạo phản của Trung Cộng.

Trên bề mặt “Nam nữ đều giống nhau” có vẻ như nâng cao địa vị của phụ nữ, nhưng người ta lại không biết rằng quan niệm này được thiết lập dựa trên việc tán đồng Văn hóa đảng. Kiểu ép buộc phụ nữ đảm đương rất nhiều công việc không phù hợp mà hoàn toàn không quan tâm tới sự khác biệt về sinh lý, dùng tiêu chuẩn của đàn ông để yêu cầu phụ nữ, thực tế chính là sự bất công với phụ nữ, cũng thực sự là sự nô dịch phụ nữ trong Văn hóa đảng.

Khổng Tử giảng: “Quân tử hòa nhi bất đồng” (Quân tử hòa đồng nhưng vẫn mang nét khác biệt), quả thực là đặc điểm khác biệt của mỗi cá nhân đã cấu thành nên một xã hội nhiều màu sắc. Mỗi người có một sở trường riêng, tôn trọng lẫn nhau, đối đãi công bằng. Còn với Trung Cộng, phải “thống nhất tư tưởng”, biến xã hội thành một xã hội nhất nguyên hóa (đơn điệu). Nam nữ hai giới trời đất sinh ra khác nhau, nhưng Trung Cộng lại nhồi nhét tư tưởng “Kẻ yếu làm mồi cho kẻ mạnh”, khiến phụ nữ cảm thấy nếu yếu thế hơn đàn ông thì sẽ thành vật hy sinh, hoặc bị áp bức. Còn phụ nữ nếu muốn bảo vệ bản thân thì phải dữ dằn lên.

Phụ nữ từ bỏ sự nhu mì theo đuổi sự cương trực, cũng chính là vứt bỏ sở trường của mình, dùng sở đoản của mình đi tranh với sở trường của đàn ông, cho nên mất đi rất nhiều bản sắc của chính mình. Phụ nữ ngoài học tập, công tác ra còn cần phải làm một người vợ hiền, lại phải sinh người nối dõi, còn phải trăn trở đắn đo việc mình có cần làm mẹ hiền hay không, cũng phải chạy đua tranh giải với đàn ông, rồi lại phải làm người phụ nữ biết tô vẽ thêu thùa. Phụ nữ Trung Quốc tự mình cũng cảm thấy áp lực này, cảm thấy làm phụ nữ thật mệt mỏi.

Quan niệm “Nam nữ như nhau” đã dẫn đến hiện tượng âm thịnh dương suy trên mảnh đất Trung Hoa rộng lớn. Hình tượng phụ nữ mà kiểu Văn hóa đảng này tạo thành chính là Lưu Hồ Lan, Lý Thiết Mai, chị Giang, chị A Khánh, v.v. ai cũng mắt to trợn tròn, đi bộ hùng hổ như cọp, nói chuyện giọng sang sảng khí thế hùng tráng. Vẻ nhẹ nhàng ôn hòa của phụ nữ Trung Quốc thời xưa bị cố ý vứt bỏ. Về điểm này, rất nhiều phụ nữ cũng đã phát hiện ra qua sách báo, truyền hình, thấy rằng phụ nữ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan biết trang điểm hơn, trông nữ tính hơn. Phụ nữ dưới sự chỉ đạo của Văn hóa đảng, trong quá trình nam tính hóa dần mất đi đặc tính dịu dàng của mình, trở nên thô bạo ngang ngược, hạch tâm của việc nhấn mạnh phụ nữ thực hiện giá trị nhân sinh chính là quan niệm cấp tiến chiến thắng đàn ông, khiến cho xã hội ngày nay rất nhiều cô gái mất đi đặc trưng của phụ nữ, cũng tạo nên cuộc cạnh tranh ác tính giữa nam và nữ, mối quan hệ hôn nhân gia đình căng thẳng.

Trong cuộc hôn nhân và gia đình đã bị Văn hóa đảng làm cho biến dị, về mặt tinh thần người ta rất khó tìm được cảm giác gia đình là nơi quay về. Phụ nữ phải gánh vác nửa vùng trời, làm những việc mà đàn ông phải làm, ắt sẽ khiến phụ nữ trở nên dũng mãnh như đàn ông. Trong nhà không ai phục ai, tranh đấu thắng thua với nhau khiến gia đình mất đi sự ấm áp. Đàn ông oán trách phụ nữ không nữ tính, phụ nữ cũng hận người đàn ông của mình không cương quyết, hèn nhát yếu đuối. Người đàn ông bị phụ nữ áp chế, không thể đội trời đạp đất, mang sự tôn nghiêm của nam tử hán, mà bị biến thành “vợ quản chặt”. Rất nhiều người đàn ông không thể thể hiện được sự tôn nghiêm của mình trong nhà, bèn ra ngoài tìm người phụ nữ biết phục tùng và tôn trọng đàn ông, kết quả tạo nên càng nhiều mâu thuẫn hơn, tinh thần trách nhiệm với hôn nhân của con người ngày càng nhạt nhòa. Tỷ lệ ly hôn cao trong xã hội Trung Quốc hiện đại, ngoại tình tràn lan có liên quan rất nhiều tới việc gia đình bị Văn hóa đảng phá hoại.

“Nam nữ đều giống nhau” còn thể hiện trong cách ăn mặc của phụ nữ. Thơ của Mao từng họa thơ rằng “không thích hồng trang (mặc màu hồng), thích vũ trang”. Kỳ thực, yêu thích cái đẹp là thiên tính của con người, lại càng là thiên tính của phụ nữ. Phụ nữ Trung Quốc rốt cuộc thích gì sao có thể do người đàn ông lãnh đạo Đảng Cộng sản quyết định? Trong suốt mấy chục năm trời, phụ nữ Trung Quốc chỉ được mặc ba màu: xanh lam, đen, xám, kiểu cách của trang phục cũng hạn chế với vài kiểu như trang phục của Lenin, trang phục của lục quân. Chỉ cần cô gái nào dám mặc quần áo có chút hình hoa, nhẹ thì bị phê bình, nặng thì bị phê phán. Đảng Cộng sản từng phái người chuyên đi bẻ gãy giày cao gót của phụ nữ, dùng dao cắt nát những chiếc quần may bằng vải tốt. Người nước ngoài khi tới Trung Quốc, thấy phụ nữ Trung Quốc mặc trang phục không phân biệt được giới tính, quả thực phải giật mình, còn tưởng là Trung Quốc nghèo tới mức phụ nữ không có váy để mặc, đành phải mặc quần của chồng đi ngoài phố.

Trang phục của người ta hiện nay dù muôn hình muôn vẻ nhưng quan niệm về Văn hóa đảng đã được nhồi nhét vẫn còn ngoan cố phát huy tác dụng. So với người của những quốc gia khác, phụ nữ Trung Quốc ăn mặc không phù hợp, nói năng thô lỗ lớn tiếng, không đủ sự tinh tế lý giải người khác, hành vi cũng thường tỏ ra vô lễ. Những biểu hiện đẹp của nữ tính như nhu mỳ, ưu nhã, đoan trang, tinh tế, chu đáo đều bị Đảng Cộng sản phá hoại, chỉ còn sót lại không được vài phần.

5. Chống hạn hán, lũ lụt, đấu với Trời đấu với Đất, đảng chỉ đâu đánh đó, mang quan niệm đấu tranh giai cấp

1) Chống hạn hán, lũ lụt, đấu với Trời đấu với Đất

Nhắc tới thiên tai tự nhiên, trong đầu óc chúng ta sẽ tự nhiên hiện ra cảnh tượng chống hạn hán, lũ lụt, sẽ xuất hiện cảnh những người xếp thành hàng, đắp đập, người còn đê còn, cố thủ tới cùng…Thái độ của Đảng Cộng sản với tự nhiên là: “đấu với Trời đấu với Đất”. Chịu ảnh hưởng của Văn hóa đảng, rất nhiều người Trung Quốc tin rằng muốn xử lý thiên tai nhất định phải dùng phương pháp đối kháng này mới làm được. “Cải tạo tự nhiên”, “chiến Thiên đấu địa” được giải thích thành anh hùng khí khái. Nhưng dùng thân người bằng máu bằng thịt chiến đấu sinh tử với quỷ lũ, đắp đi đắp lại, tình hình nguy hiểm vẫn liên tiếp không ngừng, nước lũ vẫn phá vỡ con đê, đứng trước tự nhiên, con người tuyệt không phải là bất khả chiến bại.

Đối đãi với thiên tai, “Đại Vũ trị thủy” trong Trung Quốc cổ đại và công trình đập Đô Giang đã lưu lại cho hậu thế rất nhiều gợi mở.

Câu chuyện Đại Vũ trị thủy chúng ta đều rất quen thuộc. Cổn, phụ thân của Vũ dùng “đập” để trị thủy, nhưng “chín năm mà nước chảy không ngừng, không có hiệu quả”. Đại Vũ dùng cách “khơi thông” để trị thủy, gặp núi xẻ núi, gặp dốc đắp đê, khơi thông dòng nước, thuận theo thế dòng chảy mà dẫn nước, cuối cùng đưa ra biển. 

Công trình thủy lợi cổ đại “Đô Giang Yển” được Tổ chức Giáo dục Khoa học Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là “Di sản Văn hóa Thế giới”, xứng danh là tinh hoa văn hóa của nhân loại. Đồng bằng Tứ Xuyên có Đô Giang Yển, biến họa nước trở thành thủy lợi, mới trở thành “Thiên phủ chi quốc” (vùng đất thiên đường) nổi tiếng màu mỡ phì nhiêu. Điều thần kỳ nhất là, trải qua hơn 2.200 năm đằng đẵng, nó vẫn luôn bồi đắp cho đồng bằng Tứ Xuyên, tới nay vẫn nuôi dưỡng không mệt mỏi “Thiên cổ chi quốc” này. Trên thế giới cũng không một công trình nào khác có được sinh mệnh kéo dài như vậy.

Đô Giang Yển gồm một con đê nông hình miệng cá ngăn nước phân lũ nằm giữa sông Mân, chia sông Mân thành sông trong và sông ngoài. Con đê này không phải dùng để ngăn nước lũ mà nằm ngay giữa dòng sông, tự động chia nước thành bên 4 bên 6, mùa nước lũ, nước chảy vào sông ngoài 6 phần, sông trong 4 phần, còn mùa nước cạn, nước chảy vào sông trong 6 phần, sông ngoài 4 phần. Nước chảy vào sông trong đổ vào “Cửa Bảo Bình” chảy về phía Đông cấp nước cho vùng đồng bằng Xuyên Tây. Để tiến thêm một bước nữa khống chế dung lượng nước chảy vào cửa khẩu Bảo Bình, tại phần đuôi của đập chia nước miệng cá, lại tu sửa mương Bình Thủy dùng để phân nước lũ và đường tràn lũ “đập Phi Sa”. Khi mực nước sông trong quá cao, nước lũ sẽ men theo mương Bình Thủy qua đập Phi Sa ra sông ngoài, đảm bảo khu thủy lợi sông trong tránh khỏi bị ngập úng. Dòng nước xoáy từ đập Phi Cát chảy vào dòng nước sông ngoài đảm bảo bùn cát không tích tụ tại phía trước và phía sau cửa Bảo Bình. Toàn bộ công trình đập Đô Giang đã thể hiện một cách đầy đủ tư tưởng thuận theo tự nhiên và “Thiên nhân hợp nhất” của cổ nhân Trung Quốc, không đối đầu với tự nhiên mà khéo léo mượn sức mạnh của tự nhiên vận dụng một cách kỳ diệu biến hại thành lợi, chung sống hòa bình với tự nhiên.

Những quốc gia phương Tây hiện đại dùng cách phân khu vùng lũ giảm nhẹ tác hại của nước lũ, giảm tác dụng phá hoại đối với xã hội, kinh tế, môi trường sinh thái xuống mức tối thiểu và giá thành chống lũ giảm thấp nhất, cũng là sự trùng hợp kỳ diệu với “nhân thế lợi đảo” [của người Trung Quốc, tức thuận theo xu thế của sự vật mà dẫn dắt sao cho có lợi nhất]. Còn với dân thường, phương pháp chống lũ tiêu chuẩn chính là rời khỏi nhà, mua bảo hiểm trước, dùng mọi cách bảo vệ đồ đạc trong nhà, cố gắng giảm thiểu tổn thất, chứ không giống Trung Cộng quyết làm bằng được, đối đầu với tự nhiên, làm chuyện trái Thiên ý.

Ngoài ra, cổ nhân Trung Quốc cũng nhận thức được sự xuất hiện của thiên tai chính là lời cảnh cáo cho những hành vi thất đạo của quốc gia, cảnh báo chính quyền và nhân dân đương thời, nếu không hối cải thì tai họa lớn hơn sẽ ập đến. Khi Thương Thang lên ngôi trời hạn hán lớn, nên vua Thang lập đàn tại rừng dâu cầu khẩn Thiên thượng sẽ kiểm điểm lại hành vi của bản thân mình, nhờ vậy mà thiên tai được hóa giải. Đây chính là nguồn gốc của điển cố lịch sử “Thang đảo tang lâm” (Thương Thang tế lễ cầu mưa trong rừng dâu).

Dù là Đại Vũ trị thủy, đập Đô Giang hay vua Thành Thang tế lễ cầu mưa trong rừng dâu, đều phản ánh thái độ đối với thiên tai trong Văn hóa truyền thống của Trung Quốc: Nhân thế lợi đảo, tu đức cầu an, thuận theo thiên lý và quy luật tự nhiên. Còn Trung Cộng tin thờ Thuyết vô Thần, vẫn luôn tự thần thánh hóa bản thân và ngụy tạo bản thân thành Thần, tự khoe là “Vĩ đại, quang minh, chính xác”, đương nhiên sẽ không coi thiên tai là lời cảnh báo với chính quyền bạo lực của nó, càng không biết hối cải hướng thiện. Còn thủ đoạn trị quốc mà Trung Cộng thường dùng lại chịu sự chỉ đạo sâu sắc của tư tưởng đấu tranh, do đó đã quen với việc đối kháng với thiên tai.

Mặt khác, chịu ảnh hưởng của Thuyết duy vật, Trung Cộng chỉ chú trọng xem tự nhiên có thể mang tới những lợi ích kinh tế hoặc nông nghiệp có thể nhìn thấy được hay không, nhưng lại xem nhẹ những quy luật sinh thái khách quan và cơ bản nhất, chỉ coi tự nhiên như đối tượng có thể cải tạo và lợi dụng. Chính vì sự dẫn dắt của tư tưởng này, Đảng Cộng sản rất thích làm những “công trình lớn”, động viên toàn dân cùng nhau vật lộn mà làm. Để diễn vai nhân vật không gì là không thể và triển hiện lá gan “dám bảo nhật nguyệt hoán đổi trời mới”, Trung Cộng “quây hồ làm ruộng”, “đốt rừng làm ruộng”, “diệt cỏ làm ruộng” một cách ngu xuẩn, mang tới cho người Trung Quốc biết bao nhiêu tổn thất và thiên tai sinh thái khó có thể ước tính được.

Ví như sông Trường Giang, tự cổ Trung Quốc chỉ có Hà hoạn (nạn sông) từ Hoàng Hà chứ không có nạn sông từ Trường Giang, tức là chỉ Hoàng Hà thường dâng nước thành lũ, còn Trường Giang thì ít khi có lũ. Chính là vì rừng nguyên sinh trên thượng du Trường Giang có năng lực trữ khoảng 400 tỷ khối nước, nhưng sau khi Trung Cộng cướp chính quyền nó đã tàn phá rừng nguyên thủy bừa bãi, khiến khả năng dự trữ nước giảm mạnh xuống còn 100 tỷ khối, khả năng trữ nước 300 tỷ khối đã bị Trung Cộng phá hoại, tương đương với 10 công trình Tam Hiệp (khả năng trữ nước của Tam Hiệp không quá 30 tỷ khối). Còn việc Trung Cộng quây hồ làm ruộng khiến khu vực trung hạ lưu của Trường Giang trong vòng 50 năm đã mất đi 12.000 km2 diện tích sông hồ, vượt quá tổng diện tích của 5 hồ nước ngọt lớn hiện nay. Muốn trị nước lũ hoàn toàn có thể trồng cây gây rừng, bảo tồn thủy thổ, và vứt bỏ cách làm phá hoại thủ công “quây hồ thành ruộng” này, nhưng trong từ điển Văn hóa đảng lại hoàn toàn không có từ “thuận theo tự nhiên”.

Tại khu Nội Mông Cổ, Trung Cộng diệt cỏ làm ruộng, thảm thực vật được hình thành hàng nghìn năm bị diệt dưới một mồi lửa, sau đó gieo giống trồng trọt hoa màu. Ba năm đầu do thổ nhưỡng được che phủ bởi lớp mùn đã được tích lũy hàng nghìn năm nên không cần bón phân cũng thu được vụ mùa bội thu. Nhưng ngọt bùi cũng chỉ kéo dài được ba năm, hoa màu không có khả năng cố định đất và nước, gió lớn thổi lại thêm nước mưa xói mòn, đất nhanh chóng bị cát hóa, từng vùng từng vùng thảo nguyên nghìn năm bị vắt kiệt, chỉ ba năm khai khẩn cải tạo đất đã để lại cho con cháu từng vùng từng vùng sa mạc và bão cát mù trời không thể vãn hồi.

Để trồng trọt trên đất phèn, binh đoàn Tân Cương của Trung Cộng đã lãng phí mỗi mẫu vài nghìn khối nước để “rửa mặn”, tức là dùng nước ngâm đất nhiều lần, sau khi đất ngậm nước bão hòa, nước thấm xuống sẽ đưa muối và kiềm trong lớp đất canh tác vào tầng thổ nhưỡng sâu hơn. Hai ba năm sau, mực nước ngầm dâng lên, sẽ mang muối kiềm quay trở lại mặt đất, đất canh tác không thể dùng được nữa, tầng thực vật vốn có sẽ bị tiêu diệt, chỉ còn lại một vùng sa mạc. Chỉ trong những năm 1950, Trung Cộng dùng cách này mà đã tạo ra 2 triệu mẫu sa mạc. Mực nước sông Tarim hạ thấp, cuối cùng đã ngừng chảy, khiến vùng Lục Châu dọc theo dòng sông vốn được tưới tiêu nay cũng bị hoang mạc hóa, tạo thành một tai nạn sinh thái không thể cứu vãn.

Không chỉ có vậy, Trung Cộng còn bồi dưỡng ra những người được gọi là “nhà khoa học” đề xuất cách nghĩ điên cuồng là dùng bom nguyên tử đánh bom cho nổ núi Himalaya để mở một cái cổng rộng 50km, để khí nóng ẩm của Ấn Độ Dương tràn sang Nepal, thổi vào vùng cao nguyên Thanh Tạng, căn nguyên của nó cũng là “đấu với Trời, đấu với Đất”.

Dưới ảnh hưởng của quan niệm về tự nhiên như vậy, con người nhằm đạt được mục đích kinh tế hoặc chính trị đã phá hoại môi trường tự nhiên một cách không kiềm chế, gây ra các loại thiên tai tự nhiên và các vấn đề môi trường. Đối với việc chống lũ, chống hạn hán rất nhiều người đã quen với cảnh oanh oanh liệt liệt khi sự việc xảy ra, nhưng lại xem nhẹ nguyên nhân gây ra thiên tai. Trên thực tế, nguyên nhân căn bản của những vấn đề môi trường tại Trung Quốc hiện nay chính là tư duy Văn hóa đảng “chiến Thiên đấu Địa”.

2) Đảng chỉ đâu đánh đó, có quan niệm đấu tranh giai cấp

Sau một thời gian dài bị nhồi nhét Văn hóa đảng, trong cuộc sống của người ta “đảng chỉ đâu đánh đó”, ai ai cũng đều mang quan niệm đấu tranh. Biểu hiện cụ thể là hiện nay một khi đảng “định tội” cho một nhóm người nào đó, thậm chí chỉ là hơi ám chỉ thì toàn xã hội hoặc chủ động tham dự bức hại hoặc kỳ thị, xa lánh nhóm người bị đảng ấn định là “phần tử đối lập”, hoặc giữ thái độ cảnh giác, và lạnh nhạt với nạn nhân bị đả kích, còn ngôn luận và hành vi của dân chúng lại thêm một bước nữa trở thành căn cứ để đảng tuyên truyền nó “được quảng đại quần chúng nhân dân ủng hộ”.

Có người cảm thấy Trung Cộng ngày nay không hề còn đấu tranh giai cấp nữa, tư tưởng của người ta đều tập trung vào kinh doanh, kiếm tiền, đa phần ý thức chính trị đã phai nhạt, Văn hóa đảng không hề ảnh hưởng lớn tới cuộc sống hàng ngày. Còn có một số người tự cho rằng mình đã dày dạn trải qua mưa gió chính trị thời gian dài, sớm đã nhìn thấu bản chất của Văn hóa đảng, đã chán ngán những cuộc vận động chính trị của Trung Cộng, đã hoàn toàn không bị nó gây ảnh hưởng.

Trên thực tế, mấy chục năm nay Trung Cộng phát động những cuộc đấu tranh trị người tàn khốc, lan tới từng thành viên trong xã hội. Văn hóa đảng với nền tảng là Thuyết vô Thần và tư tưởng đấu tranh kết hợp với hình thức đấu tranh phổ biến trên toàn xã hội, vài năm lại phát động một lần, hầu như đã ngấm sâu vào cuộc sống của từng người trong xã hội. Con người hoặc vì bị lừa gạt, kích động mù quáng theo Trung Cộng hành ác, hoặc chủ động theo Trung Cộng trị người vì sinh tồn và lợi ích của mình, hoặc không có cách nào khác, đành phải không biểu đạt thái độ đối với các cuộc vận động của Trung Cộng, hoặc chán ghét không muốn tìm hiểu sự thực có liên quan, kỳ thực đều là trực tiếp hoặc gián tiếp phối hợp với Trung Cộng tăng cường sự khống chế tư tưởng của nó đối với từng thành viên trong xã hội, đều là dưới tác dụng của văn hóa đảng mà múa theo cây gậy chỉ huy của Trung Cộng để nhảy múa, xung phong liều chết.

Vì bị lừa gạt, kích động mù quáng mà theo Trung Cộng “chỉ đâu đánh đó”

Với tình huống này, hôm nay những người hiểu một chút về lịch sử đều khá quen thuộc. Ảo mộng “thiên đường tại nhân gian” mà Trung Cộng cổ súy những năm 50, 60 của thế kỷ trước, vẫn được rất nhiều người mong ngóng, cộng thêm Trung Cộng từ đầu tới cuối dùng những lời dối trá tuyên truyền Marx- Engels-Lenin-Mao Trạch Đông vĩ đại, do bị kích động và lừa gạt, dưới sự hiệu triệu của Trung Cộng mà đã làm ra nhất nhiều hành động không thể tưởng tượng được.

Như Trung Cộng hiệu triệu làm công xã nhân dân, người ta đều một bầu nhiệt huyết sôi sục, phải “rảo bước mà bước lên Chủ nghĩa Cộng sản”. Sau vài tháng, làn sóng công xã nhân dân đã nhấn chìm các vùng nông thôn. Từng nhà từng hộ đều giao hết khẩu phần ăn dự trữ lên cho nhà ăn một cách miễn phí. Không tới vài năm sau đã xảy ra thảm cảnh nạn đói hoành hành.

Trung Cộng mở rộng luyện thép, toàn Trung Quốc trên dưới đều phải coi đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, đều luyện thép bằng những biện pháp thô sơ, người nông thôn đập nồi, người thành phố dỡ bỏ song sắt cửa sổ, dỡ đường ống sưởi ấm, dùng lò đất nung luyện ra mấy triệu tấn sắt thải không hề có tác dụng gì. Đồng thời cũng có rất nhiều nông dân vứt bỏ công việc đồng áng đi “tìm mỏ”, “luyện thép”, một lượng lớn hoa màu thối nát không có người thu hoạch về kho, hoặc thu hoạch vội vàng mà rơi vãi một lượng lớn. Có người ước tính tỉnh ở Tứ Xuyên “lương thực bị vứt bỏ lãng phí là…hơn 2,2 triệu tấn, chiếm khoảng trên dưới 10% tổng sản lượng.” Tỉnh Hà Nam thì có 50% lương thực vụ thu bị vứt bỏ trên đồng ruộng không thu hoạch về kho.

Trung Cộng đề xuất trừ tứ hại, thế là ngay cả loài chim nhỏ cũng trở thành đối tượng “đấu tranh”. Già trẻ gái trai khua chổi, đập bát đập nồi, la hét ầm trời, công trường nhấn còi báo động, nhấn còi ô tô inh ỏi, khiến đàn chim sâu thất kinh bay mất, không còn nơi hạ cánh, cuối cùng chết vì sợ vì mệt. Chim sâu giảm nhanh, nạn côn trùng lại tăng mạnh, khiến nông sản thất thu lớn, nạn đói nghiêm trọng.

Ảnh: Epoch Times

Năm 1968, Mao Trạch Đông ra chỉ thị: “Thanh niên tri thức tới nông thôn, tiếp nhận lại giáo dục của nông dân nghèo là vô cùng cần thiết”. Thế là rất nhiều người nhiệt huyết sôi sục, hàng triệu sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, trung học ở thành thị cáo biệt cha mẹ, người thân và quê nhà tới nông thôn và vùng biên cương để “chiến Thiên đấu Địa”, tiếp tục dấy lên cao trào “cách mạng” mới (thực chất là bị cải tạo lao động một cách biến tướng).

Thời “Cách mạng Văn hóa”, Trung Cộng cổ động phá “tứ cựu”, rất nhanh chóng đình chùa, đạo quán, tượng Phật và các di tích cổ, tranh chữ, đồ cổ liền trở thành đối tượng bị đập phá. Vô số văn vật bị đốt cháy. Ngay cả mộ của bậc danh nhân, hài cốt của người chết cũng là mục tiêu đấu tranh “cách mạng”. Đến năm 1966, phàm là những người có tên tuổi trong sách cổ như Khổng Tử, Vương Nghĩa Chi, Nhạc Phi, Hải Thụy, Trương Cư Chính, Viên Sùng Hoán, Bồ Tùng Linh, v.v. , chỉ cần tìm thấy được, hầu như đều bị đào mộ vào năm 1966.

Ảnh: Epoch Times

Trung Cộng muốn cắt cái đuôi chủ nghĩa tư sản, rau cỏ củ quả phía trước phía sau nhà của nông dân, gia cầm gia súc rất nhanh đều bị cắt, bị cướp đi. Có vài nông dân vì giải quyết khó khăn cuộc sống mà trộm vài quả trứng để đổi lấy đồ dùng hàng ngày thì lập tức bị cho là “cái đuôi của chủ nghĩa tư bản” bị tố cáo, vạch trần.

Những điều này tạo thành một sức phá hoại điên cuồng và những hành vi hết sức hoang đường, có quan hệ mật thiết với loại tâm thái mù quáng “Đảng chỉ đâu đánh đó”.

Vì sinh tồn hoặc lợi ích mà theo Trung Cộng “chỉ đâu đánh đó”

Có ba tình huống điển hình. Trước tiên nói tình huống thứ nhất. Quan chức, viên chức cơ sở của cơ cấu chính phủ, tư pháp, chấp pháp, giám sát các cấp, là công cụ chấp hành “chính sách” của Trung Cộng. Trung Cộng dùng thủ đoạn cây gậy và củ cà rốt để ép buộc họ tuân theo, theo Trung Cộng hành ác. Một mặt Trung Cộng cưỡng chế truyền đạt chỉ tiêu xuống từng cấp một cách cứng nhắc, nếu không hoàn thành chỉ tiêu thì sẽ mất cái mũ ô sa hoặc mất bát cơm, mặt khác Trung Cộng còn dùng biện pháp khen thưởng hoặc minh bạch hoặc mờ ám, dùng thủ đoạn vật chất để thưởng cho những người phản bội lương tâm theo Trung Cộng hành ác. Người Trung Quốc mấy chục năm nay đều đang chửi tham quan, chửi tham nhũng khắp nơi, nhưng Trung Cộng có quyết tâm và sức mạnh đàn áp những nhân sỹ hoặc tín ngưỡng trong nhân dân đối lập với nó, nó cũng có khả năng phong tỏa truyền thông, mạng Internet, nhưng riêng tham nhũng thì không thể trị tận gốc được, nguyên nhân chính là Trung Cộng cần cho quan chức các cấp cơ hội tham nhũng, thông qua phần thưởng ngấm ngầm này cổ vũ họ nghe theo chiếc gậy chỉ huy của Trung Cộng đàn áp những người bất đồng chính kiến với nó để củng cố chính quyền. Rất nhiều người dân đều rất phẫn nộ với cảnh sát, nhân viên quản lý hành chính nhà nước hoành hành bá đạo, lộng hành ngoài vòng pháp luật, nếu kiểm tra mạng Internet có thể thấy cư dân mạng không hề có bình luận nào tốt về họ. Nguyên nhân là Trung Cộng hy vọng cấp cho những nhân viên cơ sở này cơ hội “thu hoạch” bằng những thủ đoạn phi pháp, cổ vũ họ chấp hành “chính sách” của mình một cách trung thực, khi cần thiết “đảng chỉ đâu thì đánh đó”.

Ví dụ như sau khi Trung Cộng bắt đầu bức hại Pháp Luân Công, khi mới bắt đầu có một lượng lớn học viên Pháp Luân Công tới Bắc Kinh thỉnh nguyện. Trung Cộng lấy số người đi thỉnh nguyện tại các nơi làm chỉ tiêu đo lường “tình hình trị an” của địa phương, khiến cho quan chức, cảnh sát các nơi không tiếc công sức đi bắt giữ “những người thỉnh nguyện”, dùng thủ đoạn đánh đập, tra tấn và phạt tiền nhằm bức hại học viên Pháp Luân Công, đảm bảo họ không tiếp tục đi thỉnh nguyện. Các đơn vị cũng như vậy, thông thường một người đi thỉnh nguyện cả đơn vị sẽ bị trừ tiền thưởng, nó dùng phương pháp bức hại liên lụy để khiến người người thù hận học viên Pháp Luân Công vì lợi ích của mình.

Ảnh: Epoch Times

Ngoài ra, Trung Cộng còn coi tỷ lệ chuyển hóa các học viên Pháp Luân Công là chỉ tiêu thành tích chính trị của nhà tù, trại lao động, trại tạm giam, khiến hàng loạt học viên Pháp Luân Công bị tra tấn dày vò thậm chí chết thảm trong những cơ cấu này. Có rất nhiều quan chức, cảnh sát nói với học viên Pháp Luân Công bị tra tấn hành hạ rằng: “Chúng tôi cũng không còn cách nào khác, nếu không thì sẽ mất bát cơm.” Việc phòng 610 các nơi tiến hành phạt tiền phi pháp những học viên Pháp Luân Công đã thành chuyện cơm bữa; còn sau năm 2001 có rất nhiều trại cưỡng bức lao động, nhà tù cấu kết cùng với bệnh viện, tiến hành mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công một cách tàn nhẫn để bán kiếm lợi nhuận khổng lồ, đây chính là phần thưởng ngấm ngầm của Trung Cộng dành cho những người ở tuyến đầu trung thành chấp hành chính sách bức hại của nó.

Ảnh: Epoch Times

Mặt khác, vì Trung Cộng nắm giữ mọi mặt về nguồn tài nguyên của xã hội, kế sinh nhai của người ta đã trở nên quan hệ mật thiết với việc có nghe theo cây gậy chỉ huy của đảng hay không. Việc phải làm sao đảm bảo hướng quan sát của mình không va chạm với phương hướng mà đảng cấm kị, cũng đã trở thành một kinh nghiệm sống khác của người ta. Ví như các kênh truyền thông của Trung Cộng, quan chức các cấp gặp phải chuyện đại sự có liên quan tới nhân dân, như những sự kiện truyền nhiễm dịch cúm gia cầm, dịch SARS, sông Tùng Hoa bị ô nhiễm… trước khi “Trung ương đảng” chưa biểu đạt thái độ rõ ràng, thì nhất loạt đều ngậm miệng, im hơi lặng tiếng, phong tỏa tin tức. Lẽ ra khi phát hiện thấy có dịch bệnh phải áp dụng biện pháp cách ly sớm nhất, thông báo cho nhân dân phòng chống truyền nhiễm, phát hiện ra ô nhiễm thì phải thông báo sớm cho những khu vực hạ du chịu ảnh hưởng nhằm áp dụng những biện pháp cứu hộ, điều này đâu cần phải có tri thức cao thâm gì, chỉ cần có lương tâm là có thể làm được. Nhưng các kênh truyền thông, quan chức của Trung Cộng trong thời khắc quan trọng này lại sợ mình nói lỡ lời, không nhất trí với Trung ương đảng sẽ mất đi bát cơm, mất đi cái mũ ô sa, cho nên thà làm trái lương tâm cũng phải làm theo sự chỉ huy của Trung Cộng.

“Đảng chỉ đâu thì đánh đó” còn có một biểu hiện khác, chính là cái mà “đảng” thích hay ghét không hề là một tiêu chuẩn minh xác có thể thực hiện, thì người ta sẽ vì tự bảo vệ mình mà thường “thà tả khuynh còn hơn hữu khuynh”, biểu hiện quá khích hơn cả yêu cầu bề mặt của đảng. Ví như Trung Cộng hoàn toàn không quy định một cách rõ ràng rằng trên mạng Internet có những bài viết bao gồm những từ nào phải bị phong tỏa, nhưng nhiều chủ trang web đã tự bảo vệ mình bằng cách vạch ra phạm vi phong tỏa nghiêm ngặt, ví như với những bài viết gồm những từ như “Tự do”, “Đài Loan”, “Độc lập”, thì cho dù lời thoại hoàn toàn có khả năng phù hợp với hình thái ý thức của Trung Cộng, nhưng rất nhiều trang web đều liệt kê những từ này thành từ quan trọng bị phong tỏa.

Loại thứ hai là công khai lợi dụng “đại hội đấu tố” để kích động “nhiệt tình cách mạng” của dân chúng, trong bầu không khí cuồng nhiệt mà người ta reo hò cùng nhau xông lên ấy, mặc dù rất nhiều người dân biết rõ rằng đối tượng bị đấu tố là người tốt tại thôn xóm, phố phường, nhưng người ta vì tự bảo vệ mình mà nỗ lực biểu hiện ra sự kiên định về lập trường, chủ động tham dự “đấu tố, vạch trần”. Ví như trong những cuộc vận động “cải cách ruộng đất”, “trấn áp phản cách mạng” sau khi Trung Cộng cướp chính quyền không lâu, nó đã thường xuyên dùng “đại hội quần chúng phê phán”, do đảng định tội, sau đó kích động dân chúng nổi lên “tố cáo”, tiếp theo là tùy tiện xử tử. Thông thường chỉ cần “lãnh đạo” Trung Cộng tại địa phương gật đầu, dân chúng bên dưới liền hô theo rằng “phải giết”, liền giết ngay không cần bàn luận. Trong bầu không khí sục sôi của quần chúng, không ai dám thể hiện sự đồng tình với “địa chủ” và “phần tử phản cách mạng”.

Loại thứ ba, trong các cuộc vận động Trung Cộng trước tiên đàn áp một nhóm người được gọi là “tội ác tày trời” nhằm tạo nên bầu không khí khủng bố, sau đó ép buộc người ta tự “bộc bạch”, “kiểm điểm”, tuyên bố cái gọi là chính sách “Thản bạch tòng dung, kháng cự tòng nghiêm, kiểm cử hữu thưởng, lập công chuộc tội” (Thành thật thì tha, kháng cự phạt nghiêm, kiểm điểm có thưởng, lập công chuộc tội), rồi lại lợi dụng một cách đầy đủ tâm lý hy vọng sớm ngày vượt qua quan ải của con người, khiến người ta xuất phát từ việc tự bảo vệ mình hoặc đầu cơ mà tố cáo hãm hại người khác. Điều này khiến người ta vì sinh tồn của bản thân mình mà bẻ cong nhân tính, “báo cáo, vạch trần” người thân, bạn bè, đồng nghiệp nhằm thể hiện lập trường của mình là đứng về “phía của đảng”. Như “cuộc vận động Chỉnh phong Diên An” trong những năm đầu của Trung Cộng, cuộc vận động “Ngũ phản” nhằm vào “nhà tư bản” năm 1952 đều áp dụng thủ đoạn này, bức bách người ta vì để “qua được quan ải” mà vạch trần lẫn nhau; cuộc vận động “Phản cánh hữu” năm 1957 thậm chí còn áp dụng việc phân chỉ tiêu cánh hữu tới các đơn vị, bức ép người ta “tố cáo” các đồng nghiệp.

Tự cho rằng “Đảng chỉ đâu” thì “không đánh đó” kỳ thực vẫn là “Đảng chỉ đâu thì đánh đó”

Trải qua mấy chục năm vận động, tư tưởng của con người thay đổi thành phức tạp hơn. Hầu như không còn ai tin tưởng vào Chủ nghĩa Cộng sản, sự sùng bái cá nhân cuồng nhiệt với lãnh đạo Đảng cũng không còn vết tích, rất nhiều người cũng nhìn thấu giả ác đấu của Đảng Cộng sản. Hiện nay khi Đảng Cộng sản phát động vận động chính trị, những người dân mà nó đối mặt cũng khác rất nhiều so với trước kia. Người ta đã không muốn bị cuốn vào những cuộc đấu tranh chính trị này của Đảng Cộng sản, ngoài vài kẻ ác lòng mang ý xấu muốn chiếm đoạt các lợi ích chính trị, thì đại bộ phận quần chúng trong những cuộc vận động này không còn tích cực chủ động hăng hái hưởng ứng nữa, mà là cảm thấy bản thân mình rất tách biệt. Loại “tách biệt” này chính là không đi nghiên cứu, tìm hiểu những tình tiết đúng sai đằng sau sự việc, cũng không muốn nghe người khác biện bạch và tìm hiểu sự thực có liên quan, việc không liên quan tới mình thì ngoảnh mặt làm ngơ, thêm một chuyện chẳng bằng bớt một chuyện.

Đây chính là một cách biểu hiện gián tiếp của việc “Đảng chỉ đâu thì đánh đó”, trong Văn hóa đảng, chính là do người ta không còn tín nhiệm đảng, chán ghét đảng, chán ghét chính trị, ngược lại lại tạo thành chuyện hoang đường “Đảng chỉ đâu thì đánh đó”.

Một mặt, Trung Cộng hy vọng những người không muốn tham gia thì bàng quan, biểu hiện như không có chuyện gì xảy ra. Ví dụ, khi một tên cướp ngang nhiên cướp giật, cưỡng gian trên xe buýt, điều mà chúng hy vọng chính là tất cả hành khách đều giả điếc, giả mù, như vậy khi chúng hành ác sẽ có thể không có bất kỳ áp lực hay lo lắng gì, còn nạn nhân ở thế tuyệt vọng cũng sẽ không phản kháng kịch liệt. Nếu có người cảm thấy Trung Cộng trấn áp những nhân sĩ bất đồng chính kiến, những nhân sĩ duy hộ nhân quyền trong nhân dân, trấn áp tín ngưỡng trong nhân dân là không hề liên quan gì tới mình, thậm chí coi việc vứt bỏ lương tri, trách nhiệm đạo đức của cá nhân là “thanh cao” không tham dự vào chính trị, thì sẽ khiến Trung Cộng đàn áp nhân dân vô độ không thèm kiêng kỵ.

Mặt khác, trong Văn hóa đảng, trên thực tế rất khó “tách biệt” một cách thực sự. Đảng Cộng sản không cho phép “tách biệt” một cách thực sự. Bạn vẫn cứ phải xem ti vi, đọc báo, nghe đài, lên mạng đúng không? Mọi thứ trên đất nước rộng lớn như thế, đều là tiếng nói tuyên truyền của nó, không thể nào không lọt vào tai bạn. Ủy ban tại đơn vị, trường học, thôn xóm và phố phường đều là những kênh truyền thông truyền đạt tiếng nói của đảng. Người ta hàng ngày ngập chìm trong chính trị, những người cho rằng mình “không tham gia chính trị” từng người từng người một đều sớm đã trở thành “chính trị gia” một cách không tự biết. Lúc này, nếu không phản kháng Trung Cộng, từ đó thoát khỏi chính trị của Trung Cộng, mà lại tiêu cực hợp tác với Trung Cộng, thì kỳ thực chính là đã thể hiện “bộ mặt chính trị” của mình, đâu còn sự “tách biệt” mà nói.

Đảng Cộng sản chỉ cần tấn công là những người tự thấy mình “tách biệt” sẽ thể hiện sự “tách biệt” của mình như sau: Đảng nói biểu đạt thái độ liền đi biểu đạt thái độ, đảng bảo ký tên liền đi ký tên, đảng nói ai đó không tốt liền hùa theo nói không tốt, đảng nói không được làm gì liền không làm việc đó, đảng nói cắt đứt với ai thì liền cắt đứt với người đó, đảng định tội cho ai thì liền không dám tiếp xúc với người đó, thậm chí thà nghe theo những lời dối trá do Trung Cộng nhồi nhét chứ không dám tìm hiểu tình huống chân thực của nạn nhân. “Tách biệt”, tức là tách biệt ở việc không “đấu” với đảng; “tách biệt”, tức là tách biệt ở việc “đảng nói làm gì liền làm nấy”; “tách biệt” tức là tách biệt ở việc “đảng chỉ đâu đánh đó”. Kiểu “tách biệt” này chẳng qua chỉ là “tách biệt chính trị hóa” hoặc là “chính trị hóa một cách tách biệt”, là một hình thức khác tham dự vào chính trị của Trung Cộng. Kỳ thực, đây chính là sự biểu hiện tổng hợp vào thời kỳ mới của đủ loại nhân tố Văn hóa đảng trầm lắng xuống trong lịch sử.

Có lẽ có người cho rằng mình rất phản cảm với chính trị, “đảng chỉ đâu” sớm đã “không đánh đó”, sao lại có thể quay ngược lại thành “đánh đó” được đây? Kỳ thực chính là như vậy. Hiện giờ người ta cảm thấy cuộc đại Cách mạng Văn hóa nực cười biết bao, tâm niệm, nhắc nhở mình ngày nay đừng có ngốc như vậy, chính trị hóa như vậy, đừng tham gia vào đảng phái nào nữa. Người ta cho rằng chính vì nhiệt tình chính trị của mình bị Trung Cộng lợi dụng nên mới xảy ra bi kịch Đại Cách mạng Văn hóa như vậy, sự phản cảm và thờ ơ với chính trị của người ta hiện nay có lẽ đảm bảo sẽ không xảy ra những việc hoang đường như thế. Nhưng mọi người nhìn xem cuộc bức hại rợp trời rợp đất nhằm vào Pháp Luân Công, ai ai cũng đều cảm nhận được sự tái hiện của Cách mạng Văn hóa, hơn nữa cái thế công kích tuyên truyền, phỉ báng, bịa đặt, kích động thù hận lại dựa vào công cụ truyền thông hiện đại hóa ngày nay, so với Cách mạng Văn hóa chỉ có hơn chứ không có kém. Nếu nói rằng những cuộc vận động trước kia là dựa vào nhiệt tình chính trị mù quáng của người ta, thì cuộc vận động chính trị ngày nay được tiến hành với mức độ rộng lớn là nhờ vào cái gọi là thái độ “tách biệt”, bao gồm: phản cảm với chính trị, sợ hãi và triết lý “người khôn giữ mình” đó. Hậu quả gây ra cũng đều là “đảng chỉ đâu thì đánh đó”, giúp Trung Cộng được đà thảm sát bức hại nhân dân. Điều đáng sợ hơn chính là, vì cái gọi là “tách biệt” của người ta ngày nay và cái gọi là “không quan tâm” tới chính trị, khiến cuộc bức hại của Trung Cộng diễn ra càng dễ dàng hơn, triển khai một cách càng thảm khốc, đặc biệt là khi Trung Cộng chuyển cuộc bức hại từ công khai thành ngấm ngầm, khi bức hại một cách che đậy thì càng có thể dùng hết mọi thủ đoạn âm độc.

Ảnh: Epoch Times

Chính trị của Trung Cộng cũng giống như chiếc xe lửa cao tốc, chỉ cần bạn ngồi bên trong, bạn chính là một phần của chiếc xe lửa, bất kể bạn có hành động hay không hành động, bất kể bạn hành động một cách chủ động hay bị động. Sự “tách biệt” không thể tránh khỏi bi kịch xảy ra, chỉ khi người ta nhảy thoát khỏi cái vòng Văn hóa đảng quái dị, không hợp tác với bức hại chính trị của Trung Cộng, thoái xuất khỏi Trung Cộng, giải thể Trung Cộng, mới có thể ngăn chặn sự tái hiện của Cách mạng Văn hóa từ gốc rễ.

Ảnh: Epoch Times

Tác dụng và biểu hiện của đấu tranh giai cấp

“Đảng chỉ đâu đánh đó”, chữ “đánh” ở đây là một từ rất đắt, nó khắc họa sinh động tư duy đấu tranh giai cấp của Trung Cộng. “Đối với đồng chí thì ấm áp như mùa xuân, đối với kẻ thù thì lạnh lùng như mùa đông khắc nghiệt”, “lập trường kiên định, yêu ghét phân minh” dường như không đánh không đấu thì không còn cách nào khác.

Từ những ngày đầu sáng lập, Đảng Cộng sản đã xây dựng lý luận đấu tranh giai cấp (“Tuyên ngôn Đảng cộng sản” nói: “Cho tới ngày nay, lịch sử của tất cả các xã hội đã từng tồn tại đều là lịch sử đấu tranh giai cấp”), về sau lý luận này lại được Karl Marx, Engels, Lenin, Mao v.v. phát triển. Trước khi Trung Cộng cướp đoạt quyền thống trị nó cần phải cổ động lý luận đấu tranh giai cấp, bởi vì đây chính là lý do duy nhất để nó có thể lật đổ chính phủ hợp pháp đương thời; sau khi Trung Cộng thành lập chính quyền, việc không ngừng phát triển đấu tranh giai cấp là thủ đoạn để củng cố chính trị, và thảm sát những người bất đồng chính kiến. Cái gọi là lý luận đấu tranh giai cấp đã trở thành một trong những hòn đá tảng của Văn hóa đảng.

Triết học đấu tranh đã tạo nên một tâm thái gần như quân sự hóa, trong đó toàn xã hội có thể được điều động vào bất cứ thời khắc nào, cho nên dù là lần vận động lớn nào thì tốc độ động viên của nó đều đáng kinh ngạc. Ngoại trừ quân đội bị nhào nặn thành công cụ chỉ đâu đánh đó thì mọi lĩnh vực công tác đều bị Trung Cộng gọi là “chiến tuyến”, đương nhiên cũng là quản lý quân sự hóa, cấp dưới tuyệt đối phục tùng cấp trên. Chỉ cần Trung Cộng chỉ ra một mục tiêu hoặc một phương hướng, rất nhiều người sẽ ngay lập tức phụ họa theo, hô một cái là toàn bộ xông lên. Trong cuộc sống hàng ngày của người ta, mọi người thường nhìn thấy, nghe thấy hoạt động kinh tế được gọi là “chiến dịch…”, “đánh một trận kiên cường” về nghiên cứu khoa học, điều động chức vụ gọi là “nhanh chóng xông vào chiến trường mới”, cái gì cũng mang theo tâm thái “đả”, “đấu”, “làm rắn”. Không chỉ là trong những vấn đề đối đãi với thiên tai như “chống lụt, chống hạn” nêu trên, đều áp dụng biện pháp đắp chặn và đấu tranh, khi đối đãi với tất cả các vấn đề và mâu thuẫn xã hội, lối tư duy của Trung Cộng đều là “đấu tranh” và “cưỡng bức”. Bất kỳ một mâu thuẫn xã hội nào chỉ cần ló đầu ra, Trung Cộng liền dùng bạo lực “tiêu diệt từ trong trứng nước”. Trong cuộc sống hàng ngày đã vậy, khi Trung Cộng thực sự tiến hành đấu tranh giai cấp, trị người, bức hại con người, thì biểu hiện của nó lại càng thậm tệ hơn.

Điều cần chỉ ra ở đây là cái gọi là đấu tranh giai cấp của Trung Cộng hoàn toàn không chỉ giới hạn ở đấu tranh giữa các “giai cấp”. Ví như “những kẻ thù giai cấp” như “những kẻ phản cách mạng trước giải phóng”, “cánh hữu”, “đi theo chủ nghĩa tư sản” v.v., trước khi bị đấu tố họ đã mất đi sự chiếm hữu đối với tư liệu sản xuất từ lâu, nhưng Trung Cộng vẫn liệt kê họ vào danh sách kẻ thù giai cấp, lý do là tư tưởng của họ, lập trường của họ vẫn đứng trên “mặt đối lập với giai cấp vô sản”. Do vậy căn cứ để vạch ra “giai cấp” trên thực tế là tư tưởng của người ta. Những tư tưởng không được Trung Cộng công nhận sẽ nhất loạt bị quy vào kẻ thù giai cấp và cần thanh trừ.

Những năm đầu, “nhà tư bản” do chiếm hữu tư liệu sản xuất mà bị đấu tố, ngày nay được gọi là “nhà doanh nghiệp”, chỉ cần tư tưởng, lập trường của nó được Trung Cộng công nhận là có thể được liệt vào “giai cấp vô sản”, gia nhập vào cái gọi là “đội tiên phong của giai cấp vô sản”, trở thành đảng viên Trung Cộng; những công nhân thất nghiệp, nông dân mất đất không còn gì thì bị coi là nhân tố bất ổn định, nếu dám kêu oan lên trên, biểu đạt sự bất mãn, nói những lời Trung Cộng không thích nghe là có thể dùng vũ lực trấn áp những “giai cấp vô sản” thực sự này.

Trong xã hội ngày nay, phạm vi của ý thức “đấu tranh giai cấp” càng rộng lớn hơn, biểu hiện càng phức tạp hơn, nhưng thực chất nó đều là phân loại các thành viên trong xã hội theo một tiêu chuẩn nào đó, rồi tấn công vào những người khác loại với mình. Biểu hiện cụ thể của kiểu ý thức “đấu tranh giai cấp” ăn sâu vào trong cuộc sống gồm: cưỡng chế người khác hành sự theo ý đồ của mình, không tôn trọng người khác; công kích, hạ thấp, bôi nhọ người khác, trực tiếp đả kích tâm linh, danh dự và nhân cách của đối phương; chẳng kể gì đạo lý, không nói chuyện đàng hoàng; cãi nhau, mắng chửi, đấu đá với người khác; giỏi dùng quyền lực, lợi ích, điều kiện sống, tình cảm của con người hoặc thông qua đủ mối quan hệ và kênh xã hội, dùng đủ mọi cách gây áp lực cho người khác, trấn áp quật ngã, khuất phục đối phương. Trong khi giải quyết những vấn đề trong cuộc sống, xã hội cũng rất ít khi nghĩ tới người khác, xuất phát từ phương diện tích cực, mang tính xây dựng, làm tốt công việc, mà thường dùng một bộ thủ đoạn phụ diện đấu tranh, mang tính phá hoại.

Cá tính, năng lực, công tác, tình trạng gia đình, của cải nhiều ít, môi trường sống, bối cảnh văn hóa của mỗi người đều khác nhau, xã hội nhân loại từ cổ chí kim đều tồn tại sự khác biệt, thậm chí là mâu thuẫn. Còn Trung Cộng lại quy kết nguyên nhân của sự khác biệt này là do “giai cấp”, đẩy mạnh giải quyết những sự khác biệt và mâu thuẫn này bằng phương thức đấu tranh, khiến người Trung Quốc đơn giản hóa khi xem xét vấn đề, không đen thì là trắng, hoặc này hoặc kia, không phải là bạn thì là kẻ thù, mà quên rằng tư duy và hành vi của con người vốn phức tạp, không tồn tại sự đối lập hoàn toàn hay nhất trí hoàn toàn, sự hợp tác hoặc là đồng thuận giữa con người với nhau cũng không thể được kiến lập trên cơ sở không có mâu thuẫn hoặc không có kiến giải bất đồng. Phương thức giải quyết vấn đề cụ thể cũng quên mất những đạo đức truyền thống của dân tộc Trung Hoa như nghĩ tới người khác, lắng nghe ý kiến của người khác, khiêm tốn, càng không nói gì đến tới tinh thần đồng đội, bao dung và đa nguyên hóa của phương Tây. Chỉ cần có chút không phù hợp hoặc khác với mình thì tự nhiên liền dùng thủ đoạn đấu tranh để giải quyết vấn đề. Mỗi một người Trung Quốc đều cảm nhận sâu sắc hiện tượng đấu đá trong nội bộ người Trung Quốc, quan niệm đấu tranh giai cấp khởi tác dụng không nhỏ trong đó.

Nếu nói rằng trong các cuộc vận động chính trị được phát động vào những năm 80 của thập niên trước, thì sau khi động viên, cưỡng chế, dụ dỗ, quần chúng mới có thể tham dự, còn trong mấy chục năm sau, cùng với tâm sợ hãi ngày càng gia tăng trong các cuộc vận động, cùng với việc Trung Cộng nhồi nhét tư tưởng đấu tranh, tuyên truyền “sự vĩ đại của đảng”, thì việc nhảy múa và xung phong liều chết theo cây gậy chỉ huy của Trung Cộng đã dần ăn nhập vào phương thức tư tưởng của người Trung Quốc, trở thành trạng thái tư duy, hành động tự nhiên thường ngày.

Kết luận

Chính trị chỉ là một bộ phận trong đời sống xã hội bình thường, hơn nữa còn không phải là bộ phận quan trọng nhất. Sau khi Văn hóa đảng xâm chiếm, cuộc sống riêng tư của người Trung Quốc bị cưỡng chế lôi vào chính trị. Những ngày lễ tết truyền thống của họ bị bãi bỏ hoặc bị đổi mất nội hàm, họ bị ép buộc tham gia vào ngày lễ do đảng sắp đặt, coi những buổi lễ kỷ niệm hỷ nộ ai lạc của đảng thành lễ kỷ niệm hỷ nộ ai lạc của bản thân họ. Hôn nhân đại sự phải do đảng tổ chức, người trẻ khi kết hôn đã không lễ nghi bái Thiên Địa bái phụ mẫu, cũng không thể hiện tình cảm vợ chồng tương kính như tân, lại phải cảm ơn đảng, thể hiện sự trung thành với đảng.

Khi người Trung Quốc thảo luận những vấn đề chống lũ chống hạn, hạn chế sinh sản thì họ nên ý thức được đây hoàn toàn không phải là do Trung Cộng không có quyết sách khoa học, mà là Trung Cộng không thể đưa ra quyết sách khoa học. Tư tưởng chỉ đạo để Trung Cộng giải quyết vấn đề không phải là quyết sách khoa học, mà là “triết học đấu tranh”. “Chống lũ chống hạn, chiến Thiên đấu Địa” đã phản ánh rằng thái độ với tự nhiên [của Trung Cộng] chính là đấu tranh. Vấn đề nhân khẩu hoàn toàn có thể giải quyết thông qua việc đầu tư cho hệ thống giáo dục và an sinh xã hội, còn Trung Cộng lại một mực vứt bỏ tất cả cách làm nhân đạo và ôn hòa, mà thông qua giết người và cưỡng chế để khống chế sinh sản. Việc tuyên truyền “nam nữ đều giống nhau, phụ nữ gánh vác nửa vùng trời” lại là cổ động phụ nữ đấu tranh với nam giới, đằng sau đó vẫn là một chữ “đấu”. “Đảng chỉ đâu đánh đó”, một chữ “đánh” cũng đã phản ánh tư tưởng “đấu tranh”.

Sau khi bị Trung Cộng nhồi nhét những tà thuyết trong Văn hóa đảng như tư tưởng đấu tranh, kẻ yếu làm mồi cho kẻ mạnh, chọn lọc tự nhiên, thì người Trung Quốc đã quen dùng tư tưởng đấu tranh để giải quyết những vấn đề cụ thể trong cuộc sống. Khi gặp phải mâu thuẫn, thì điều họ nghĩ tới không phải là “có lời từ từ nói”, “lùi một bước biển rộng trời cao”, mà là thủ đoạn đấu tranh như cưỡng chế, giết người, vận động quần chúng. Gặp phải những vấn đề liên quan tới giới tự nhiên thì họ không nghĩ tới thuận theo tự nhiên, mà là cứng đầu cứng cổ làm nghịch ý trời.

Đào sâu căn nguyên của “triết học đấu tranh” nhất định sẽ thấy nó có quan hệ rất lớn tới việc tuyên truyền Thuyết vô Thần và Thuyết Duy vật. Chính vì vô Thần cho nên không biết kính sợ Trời Đất, không biết rằng cần phải “nhân giả ái nhân” (người nhân nghĩa yêu thương người khác). Đây chính là nguyên nhân mà tư tưởng đấu tranh được quảng bá.

Chỉ khi bóc đi Văn hóa đảng, chúng ta mới có thể sống những ngày tháng bình thường.


Bản tiếng Hán:

http://www.epochtimes.com/gb/6/11/8/n1513446.htm

Chú thích:

[2] Mạnh mẫu tam thiên: Mẫu thân của Mạnh Tử dọn nhà ba lần để chọn nơi ở tốt cho Mạnh Tử. (Lần thứ nhất, nhà ở gần nghĩa địa. Lần thứ hai, nhà ở gần chợ mua bán. Cuối cùng mẹ của Mạnh Tử dọn nhà một lần nữa để ở gần trường học, cho Mạnh Tử hoàn cảnh tốt về giáo dục).

[3] Nhạc mẫu thích tự: Điển cố kể về việc Nhạc mẫu thích chữ lên lưng con mình là Nhạc Phi. Để thể hiện tấm lòng trung thành với tổ quốc, quyết tâm ra tiền tuyến giết giặc Kim xâm lược Đại Tống, Nhạc mẫu đã khắc bốn chữ “Tinh trung báo quốc” lên lưng Nhạc Phi.

Ngày đăng: 15-06-2015