Một quyển sách
đã truyền cảm hứng cho hơn 350 triệu người
thoái xuất khỏi Đảng Cộng Sản Trung Quốc

Chương 1: Trung tâm chi quốc, văn hóa Thần truyền (audio updated)

Mục lục:

1. Trung tâm chi quốc

2. Văn hóa thần truyền

3. Bố cục nghìn năm

4. Bao dung nên to lớn

5. Bất diệt qua các kiếp nạn

Lời kết

––––

Theo dòng lịch sử 5.000 năm, một số nền văn minh lớn từng huy hoàng nay đã tan thành mây khói, mà chỉ riêng nền văn hóa Trung Hoa là được truyền thừa không ngừng. Trung Quốc từng sáng tạo ra thời kỳ thịnh thế mà các nước đều phải đến triều cống, được tôn là “Thiên triều thượng quốc”, văn hóa của nó đã ảnh hưởng sâu sắc đến Đông Á, hình thành nên vòng ảnh hưởng văn hóa lớn của Trung Hoa. Còn sự sáng lập của Con đường Tơ lụa và bốn phát minh lớn của người Trung Quốc được truyền ra phương Tây đã thúc đẩy nền văn minh của thế giới, góp phần tạo nên sự phục hưng văn nghệ châu Âu và phát hiện ra châu Mỹ.

Dân tộc Trung Hoa cũng từng gặp phải rất nhiều ma nạn. Đặc biệt là ở thời kỳ cận đại, thù trong giặc ngoài liên miên không ngừng. Trong thế kỷ 20, sau khi bóng ma Trung Cộng đến từ phương Tây soán đoạt chính quyền, sát hại nhân dân, phá hủy văn hóa, phá hoại môi trường, đã khiến cho núi sông biến sắc, sinh linh lầm than, khiến cho nền văn minh huy hoàng một thời bị tan biến, dường như bị hủy trong chốc lát.

Vì sao sau khi Trung Cộng giành được chính quyền thì vẫn tiến hành các cuộc vận động, thậm chí phát động cuộc vận động Đại Cách mạng Văn hóa chưa từng có trong lịch sử? Vì sao ĐCSTQ cứ phải đối địch với người Trung Quốc và văn hóa Trung Quốc, cứ nhất định phải diệt trừ mới chịu được? Vì sao trong suốt thế kỷ vừa qua, Trung Quốc trở thành nơi bị tà linh cộng sản khống chế chặt chẽ nhất, là dân tộc bị bức hại tàn khốc nhất?

Cuốn sách này sẽ lần đầu tiên vạch trần sự thật rằng Chủ nghĩa Cộng sản không phải là một trào lưu tư tưởng, học thuyết, hay là một lần thử nghiệm thất bại khi con người tìm đường ra. Mà nó là ma quỷ, cũng gọi là tà linh cộng sản, do hận và các chủng vật chất bại hoại ở không gian tầng thấp của vũ trụ tạo thành, mục đích cuối cùng là hủy diệt nhân loại.

Chiêu tà ác nhất mà tà linh cộng sản dùng để hủy diệt nhân loại chính là phá hoại văn hóa Thần truyền mà Sáng Thế Chủ đã tạo ra để cứu chúng sinh, hay cũng chính là văn hóa Trung Hoa truyền thống.

1. Trung tâm chi quốc

4.000 năm trước trận đại hồng thủy ngập trời xuất hiện trên toàn cầu, khiến cho nền văn minh của nhân loại lần đó ở vào trạng thái gần như hoàn toàn bị hủy diệt. Trong ký ức của các dân tộc liên quan đến trận đại hồng thủy này, thì hầu như đều chỉ có cực kỳ ít người còn sống sót, để sinh sôi nảy  nở ra nhân loại một lần mới.

Trong lịch sử Trung Quốc, lúc đó chính là thời kỳ của Nghiêu Đế. Trong trận hồng thủy ngập trời bao phủ cả nhiều ngọn núi cao này, trên tổng thể dân tộc Trung Hoa đã may mắn sinh tồn tiếp tục, đồng thời bảo tồn được nền văn minh huy hoàng thượng cổ, bao gồm cả những điều mà con người hiện đại cũng khó lý giải nổi như Thái Cực, Hà Đồ, Lạc Thư, Chu Dịch, Bát Quái, v.v.

Theo ghi chép, thì khi Nghiêu Đế tế trời, Thần đã hiển thần tích và dạy cho Nghiêu Đế rằng: “Họa nước sẽ vô cùng nguy hại, hãy lo cứu mệnh bách tính” (Trích Cổ Kim lạc lục), từ đó mà bắt đầu thần tích Đại Vũ trị thủy. Thời đại của các vua Nghiêu, Thuấn, Vũ, là thời kỳ mà dân tộc Trung Hoa bắt đầu khôi phục kể từ sau trận hồng thủy có tính hủy diệt kia. Đại Vũ trị lý sơn hà, khai sáng hoàn cảnh sinh tồn mới cho dân tộc Trung Hoa cho đến tận ngày nay.

Đây là một chiếu cố đặc biệt mà Thần ban cho dân tộc Trung Hoa. Nếu không có sự bảo hộ của Thần, thì dân tộc Trung Hoa cũng sẽ giống như các dân tộc khác trên thế giới, không thoát được tai họa hồng thủy trên phạm vi toàn cầu ấy. Trong rất nhiều các dân tộc, Thần đã có ý đặc biệt khi lựa chọn dân tộc Trung Hoa để truyền lại văn hóa Thần truyền, cũng gọi là văn hóa nửa-Thần, đây đương nhiên cũng nhất định là chuẩn bị cho những an bài lớn hơn sau này.

Các triều đại khác nhau Trung Quốc có lãnh thổ khác nhau. Nói một cách thực chất, “Trung Quốc” không phải là khái niệm vị trí địa lý, mà ý là Trung tâm chi quốc —“Đất nước trung tâm”— điều này xuất phát từ an bài ưu ái của Thần đối với địa vị, đặc điểm, kết cấu và nhân tố cấu thành của văn hóa Trung Hoa.

Trung Hoa đại địa độc nhất vô nhị, là “Trung tâm chi quốc” mà Thần lựa chọn, Pháp cứu độ thế nhân vào thời mạt thế sẽ được truyền ra ở đây. Do vậy tất cả mọi thứ của Trung Quốc, từ hoàn cảnh tự nhiên trên bề mặt, phân bố nhân khẩu, cho đến quá trình phát triển lịch sử ở tầng sâu, quá trình đặt định văn hóa, cho đến các loại tôn giáo và các pháp môn tu luyện, v.v.. đều đến từ những an bài có trật tự và hệ thống của Thần.

Trong dòng chảy dài của lịch sử Trung Hoa, Sáng Thế Chủ chuyển sinh trở thành các Thánh Vương, văn nhân, tăng nhân, đạo sĩ, các tôn sư trong võ lâm, mưu thần, lương tướng, dẫn dắt những sinh mệnh có lai lịch bất phàm, sáng tạo ra hoàn cảnh sinh tồn, quy phạm tiêu chuẩn đạo đức, nội hàm tư tưởng phong phú, đặt định văn hóa chính thống, kiến lập thể chế luật pháp cho con dân ở Thần Châu. Nhờ vậy mà có Trung Quốc với mỗi triều thiên tử, là một triều dân chúng, một triều văn hóa, một triều phục sức, một triều phong thổ nhân tình, một triều đặc điểm nội hàm, hết sức đa dạng, sáng như Ngân Hà, lan xa tới tứ hải, uy chấn tám phương, trở thành 5.000 năm văn hóa thần truyền xán lạn khoáng đạt.

Các nhân vật anh hùng, phong lưu thiên cổ. Những vị thánh hoàng và các vị danh thần như Tần Thủy Hoàng, Hán Vũ Đế, Ngụy Vũ, Gia Cát Vũ Hầu, Đường Thái Tông, Thành Cát Tư Hãn, Hốt Tất Liệt, Minh Thành Tổ, Khang Hy Đại Đế mở mang bờ cõi, kết duyên với các dân tộc, quốc gia láng giềng, đưa văn hóa truyền thống Trung Hoa vươn sang các nước khác.

Thời Tần Hán, thống nhất sáu nước, mở rộng Tây Vực, bắc chinh Ô Hoàn, nghĩa phục Nam Man. Thời Lưỡng Tấn Nam Bắc Triều, áo mũ vượt sông, năm triều làm chủ Trung Nguyên. Thời Tùy Đường Ngũ Đại, các dân tộc vùng biên mà có liên hệ với Trung Nguyên bằng các hình thức khác nhau như xưng chư hầu, cống nạp, hoặc chiến tranh, cầu thân, hoặc lưu học, thông thương. Thời nhà Tống, Khiết Đan, Nữ Chân nổi lên, các cuộc chiến tranh Liêu-Tống, Kim-Tống nối tiếp nhau. Thành Cát Tư Hãn thống nhất đại mạc, viễn chinh châu Âu; Minh Thành Tổ phái người vượt biển viễn dương. Có rất nhiều những sự kiện vĩ đại, kinh thiên địa, chấn động quỷ thần; tưởng chừng không có trật tự, nhưng thực ra là có trật tự; tưởng chừng ngẫu nhiên, mà là tất nhiên.

Thần không bỏ rơi bất kỳ sinh mệnh nào trên thế gian, an bài một cách có trật tự cho văn hóa truyền thống Trung Hoa được truyền xuất ra thế giới, để đặt nền móng cho giá trị phổ quát nên có cho người dân toàn thế giới.

Trên đại vũ đài Thần châu, người này xuống đài người kia lên đài, các diễn viên diễn đến mức hoàn toàn quên mình, người xem kịch xem một cách say mê. Cốt truyện và nội hàm thâm sâu của vở kịch lớn nghìn năm ấy, đã dung nhập vào trong huyết mạch của người dân Thần châu từ lúc nào không biết, và còn được ghi chép lại không ngừng một cách đáng tin cậy trong suốt 5.000 năm để lưu lại cho hậu thế, giữ cho đạo đức ổn định ở một mức độ tương đối tốt.

2. Văn hóa Thần truyền

Văn hóa truyền thống Trung Hoa là có liên hệ với Trời. Trong truyền thống Trung Hoa, “Thiên” không chỉ là bầu trời tự nhiên mà con người có thể lý giải được. “Thiên” là có sinh mệnh, vạn vật trong trời đất được gọi là “tạo hóa”, có nghĩa là được sáng tạo và dưỡng dục. Mà người sáng tạo và dưỡng dục là vị chủ của vũ trụ thiên địa, là “Thiên đế”, “Hạo Thiên Thượng đế”, dân gian gọi là “ông Trời”, là vị Thần chí cao vô thượng. Người Trung Quốc gọi gia viên của mình là Thần Châu, họ gọi hoàng đế là “Thiên tử”. Sự trở về của con người là thông qua việc thăng hoa đạo đức mà trở về Thiên quốc của Thần.

Ý chí của Thần gọi là “Thiên ý”, vạn vật trong trời đất tuân theo Thiên ý mà hành, gọi là “Thiên Đạo”. Thiên ý thông qua thiên tượng mà hiển hiện. Trong văn hóa Trung Hoa, Thiên đế thông qua việc giáng tai họa để khiển trách những người rời xa Thiên ý, cấp điềm lành cho những người đức độ thuận theo Thiên ý. Thượng thiên còn an bài cho các bậc thánh hoàng và tiên hiền hạ thế, giáo hóa cho dân chúng, để con người hiểu được thiên tượng, đọc hiểu Thiên ý.

Trong Kinh Dịch – Hệ từ thượng viết: “Thiên thùy tượng, kiến cát hung, thánh nhân tượng chi. Hà xuất đồ, lạc xuất thư, thánh nhân tắc chi”. Nói một cách thông tục thì nghĩa là, thánh nhân tuân theo thiên mệnh và biểu thị cho con người thấy được thiên tượng (thiên văn), trở thành tư tưởng, tín ngưỡng, hành vi của con người, thậm chí trở thành những luân lý làm người cơ bản, quy phạm về cử chỉ, quy chế pháp luật bề mặt nhất, như vậy thiên văn đã trở thành “nhân văn”, chính là bản nguyên của văn minh Trung Hoa.

Những “thánh giả” diễn dịch văn minh Trung Hoa, giáo hóa vạn dân ấy, hoặc là Thần, hoặc là bán Thần. Như chữ “Thánh” biểu thị, họ là trên hiểu thiên mệnh, dưới khai sáng nhân văn như Bàn Cổ, Nữ Oa, Phục Hy, Thần Nông, v.v.; cho đến những Thánh Vương dùng thân người để hành thần sự như Hoàng Đế, Nghiêu, Thuấn, Vũ.

Theo sách cổ ghi lại, Hiên Viên Hoàng Đế, người được người Trung Quốc suy tôn là “Nhân văn sơ tổ” (ông tổ đầu tiên của nền văn minh), sau khi hoàn thành việc giáo hóa nhân dân thì đắc đạo bay lên, trở về Thiên đình, từ đó lưu lại cho con người văn hóa tu luyện trở về với Thần. Hậu nhân đem chôn mũ áo của Hoàng Đế trước lúc phi thăng ở Kiều Sơn, xây thành lăng tẩm, cung phụng cho đến ngày nay.

Từ đó cho đến nay trong các hoàng triều, Thần không ngừng hạ thế chuyển sinh thành các thánh hoàng tiên vương của dân tộc Hoa Hạ, trong những năm tháng lâu dài, từng bước mà kiến lập và làm phong phú thể hệ văn minh của văn hóa Thần truyền Trung Hoa. Văn hóa Trung Hoa có nguồn gốc từ trí huệ của Thần, nội hàm bác đại tinh thâm, chứa rất nhiều thiên cơ và thần tích.

3. Bố cục nghìn năm

Sau Đại hồng thủy, Nghiêu, Thuấn, Vũ —ba vị thánh vương đến thế gian để kế thừa nền văn hóa cũ và phát triển văn hóa mới, quy chính trật tự vận hành của bốn mùa trong trời đất, cải tạo thủy thổ, điều hòa âm dương, diệt trừ yêu ma, khai sáng hoàn cảnh sinh sống cho con người. Dựa vào đại đức để trị vì thiên hạ, lấy đạo đức làm hạch tâm, kiến lập một thể hệ văn hóa Thiên nhân hợp nhất, cùng nhau hoàn thành quá trình kiến lập nên đại vũ đài Thần Châu.

Hai triều đại Hạ, Thương là thời kỳ người và Thần đồng tại, có rất nhiều thần tiên, chân nhân và người ở cùng một chỗ, truyền cấp cho người ta các loại văn hóa, kỹ nghệ, thành tựu, quy phạm đạo đức và nội hàm tư tưởng.

Từ Tây Chu đến Đại Tần, 800 năm đổi thay, Ngũ bá lần lượt nổi lên, thất hùng tranh cường. Đại Tần Thủy Hoàng Đế, thuận thiên thời, đắc địa lợi, hợp nhân hòa, nhất thống giang sơn, kiến lập nên hoàng triều truyền thống đầu tiên của Trung Hoa.

Hán Vũ Đế nam chinh bắc chiến, mở mang bờ cõi, Đại Hán hùng phong, quét sạch Tây Vực. Về chế độ và kế hoạch đối nội, thì đã đặt định cơ sở mấy nghìn năm của văn hóa [dân tộc] Hán. Về mặt đối ngoại thì đả thông Tây Vực, mang văn hóa Trung Hoa đến với toàn bộ lục địa Âu Á. Từ đó cho đến triều đại nhà Thanh thì trong hàng nghìn năm Trung Quốc vẫn luôn kế thừa mô hình và thể chế hoàng triều được chế định từ thời Tần Hán.

Thái Tông Hoàng Đế Lý Thế Dân của nhà Đại Đường dựa vào cơ trí và thần vũ chưa từng có trên thế gian để bình định phản loạn, định Trung Nguyên, thống nhất thiên hạ. Ông đã đưa văn hóa Trung Hoa 5.000 năm lên đến cực thịnh. Vương triều Đại Đường, thống nhất thiên hạ, uy chấn khắp nơi, bác đại như biển lớn chứa được trăm sông, khí độ rộng lớn tự tin, huy hoàng, cường thịnh không gì sánh được, rực rỡ cổ kim!

Vào thế kỷ 13, vị vua kiệt xuất của Mông Nguyên là Thành Cát Tư Hãn cùng với gia tộc hoàng kim của mình đã đả thông Tây Vực, quét sạch cả lục địa Âu Á, đặt định ra bố cục của châu Âu, đưa văn minh của Hoa Hạ đến tất cả những nơi mình đi qua. Sau đó thì châu Âu đã có nền văn nghệ phục hưng mấy trăm năm, đưa văn minh của thế giới phương Tây đột phá mãnh liệt. Thế tổ Đại Nguyên Hốt Tất Liệt đã chủ đạo vở kịch lớn thiên triều Đại Nguyên làm chủ Trung Nguyên, lãnh thổ Đại Nguyên rộng lớn vượt xa Hán Đường, và còn liên kết đại vũ đài thế giới, trải ra bố cục chỉnh thể của toàn thế giới.

Các minh quân thánh chủ như Minh Thành Tổ, Khang Hy của Đại Thanh, v.v. lòng đầy nhân đức, văn võ song toàn, khiến cho ngoại bang phải phục tùng. Vượt biển đi xa, chinh phục Mông Cổ, Nga, thống nhất hoàn vũ, văn hóa Trung Hoa rộng lớn huy hoàng, ảnh hưởng đến toàn cầu.

Những minh quân thánh chủ của các hoàng triều Trung Hoa này, đã khai sáng lịch sử, đặt nền móng trải đường, xoay chuyển càn khôn, khiến cho văn hóa truyền thống Trung Hoa kéo dài không ngừng, đem lại huy hoàng cho Trung Quốc và thậm chí là cả thế giới. Dưới sự bảo hộ của Thần, các thời kỳ các triều đại của Trung Quốc đều đặt định nền móng và hoàn thiện văn hóa, nội hàm tư tưởng mà thế nhân nên có.

4. Bao dung nên to lớn

Trên thế giới, tuyệt đại đa số văn hóa của các dân tộc đều được kiến lập dựa trên cơ sở tín ngưỡng tôn giáo chủ yếu của dân tộc đó. Nhưng đa phần các tín đồ tôn giáo đều tuyên bố rằng tín ngưỡng của bản thân mình mới là “Chân Thần duy nhất” (chỉ có duy nhất mình là Thần thật sự), còn các tín ngưỡng khác là mê tín dị đoan. Trong lịch sử Tây phương chiến tranh tôn giáo liên miên không ngớt. Thậm chí có học giả còn cho rằng trên thế giới xảy ra chiến tranh giữa các quốc gia khác nhau, nguyên nhân căn bản đều là từ bất đồng tín ngưỡng mà tạo thành xung đột.

Còn ở Trung Quốc, các nhà thờ, miếu mạo của các tín ngưỡng khác nhau cách biệt bởi các con phố, bình an vô sự. Trong lịch sử Trung Quốc chưa từng phát sinh một cuộc chiến tranh tôn giáo nào quá nghiêm trọng. Hơn nữa, trong lịch sử tiến nhập vào Trung Nguyên, [các khu vực] như Mông Cổ, dân tộc Mãn, cũng được hưởng lợi ích từ văn hóa Trung Hoa truyền thống, đồng thời, họ cũng đem những tinh hoa trong văn hóa của họ dung nhập vào dân tộc Trung Hoa, trở thành một bộ phận của văn hóa Trung Hoa. Đây chính là tính bao dung cự đại của văn hóa Trung Quốc.

Thần trong vũ trụ này gồm có Phật, gồm có Đạo, và còn có Thần với các hình thức khác nữa, do đó trong văn hóa Trung Quốc khái niệm “Phật Đạo Thần”, cũng như làm thế nào để tu luyện cũng không ngừng được đặt định; đồng thời đặt định ra luân lý đạo đức, các chủng giá trị quan phổ quát, như “Đạo, Đức, Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín”, v.v..

Trong văn hóa của các dân tộc đều ghi chép lại, rằng Sáng Thế Chủ nhất định sẽ tới vào thời mạt kiếp để cứu độ hết thảy con người thế gian. Nếu như đúng là như vậy, thì cũng dễ lý giải việc Sáng Thế Chủ chọn lựa “Hải nạp bách xuyên, hữu dung nãi đại” (Biển dung nạp trăm sông, bao dung nên to lớn) của văn hóa Trung Hoa, để tại nơi đây mà truyền Pháp cứu người vào lúc cuối cùng, cứu độ hết thảy các dân tộc, hết thảy những người có tín ngưỡng.

Một mặt, việc trải thảm trong văn hóa như vậy cho phép con người thế gian với nguồn gốc sinh mệnh khác nhau, văn hóa tín ngưỡng khác nhau đều có khả năng lý giải các nhân tố của Thiên Pháp cứu người vào lúc tối hậu. Mặt khác, Thiên Pháp tối hậu truyền trong nền văn hóa theo cách này, sẽ dễ được những người có chấp trước vào các tôn giáo khác nhau của bản thân tiếp thụ. Đương nhiên, từ một góc độ khác mà nói, văn hóa có tính bao dung cự đại, phong phú bác đại tinh thâm như vậy, cũng nhất định là do Sáng Thế Chủ từ nghìn xưa đã an bài chu toàn một cách có hệ thống, tích lũy từng bước từng bước một, phát triển và truyền thừa cho đến ngày nay, tất cả là vì thời mạt kiếp này mà cứu độ hết thảy con người thế gian.

5. Bất diệt qua các kiếp nạn

Văn hóa truyền thống Trung Hoa được Thần bảo hộ, trải qua mấy nghìn năm mà không hề bị suy vong, liên tục truyền thừa đến khoảng giữa thế kỷ 19. Văn minh phương Tây cậy vào ưu thế kỹ thuật mà cuộc Cách mạng Công nghiệp tạo nên, tấn công vũ trang, tạo ra “biến đổi cục diện nghìn năm chưa từng có”. Kể từ đó, trên mảnh đất Trung Hoa, biến loạn liên miên, bóng ma phương Tây thừa cơ xâm nhập, văn hóa Trung Hoa bất ngờ bị phá hủy tan tành, trôi dạt lênh đênh, nghìn cân treo sợi tóc.

Sau nhiều năm nỗ lực vận hành của Trung Cộng, các cuộc vận động chính trị và 10 năm kiếp nạn đại cách mạng văn hóa, đủ mọi loại đàn áp bằng bạo lực, làm bại hoại tôn giáo, thủ tiêu tín ngưỡng, thêm vào văn hóa đảng, giáo dục tuyên truyền thuyết vô Thần, thế hệ trẻ sớm đã không còn tin vào Phật Đạo Thần nữa, một thế hệ già cả thì ai nấy im như thóc không dám lên tiếng, bị tàn sát, bị đàn áp làm cho khiếp đảm. Kiến trúc truyền thống, di tích cổ, chùa chiền miếu mạo, đồ vật, văn vật… đều bị hủy, mối quan hệ Thần – nhân từng bước bị cắt đứt.

Nhưng phá hoại Nho giáo, Thích giáo, Đạo giáo cùng các môn phái tôn giáo khác không có nghĩa là Thần không có cách nào thức tỉnh con người. Sức sống ngoan cường và nội uẩn của văn hóa truyền thống Trung Hoa do Thần đặt định cho con người đến bây giờ được triển hiện ra một cách đầy đủ.

Sau Cách mạng Văn hóa, nhân dân Trung Quốc gần như đã hoàn toàn không có tín ngưỡng, tinh thần trống rỗng, văn hóa sinh hoạt vô cùng nghèo nàn. Nhưng vào thời kỳ khi mà các danh tác như “Dương gia tướng”, “Truyện Nhạc Phi”, “Tam Quốc”, “Thủy Hử” được phát thanh, thì cũng là lúc đường phố vắng tanh, nhà nào nhà nấy tập trung tinh thần theo dõi vì sợ bị bỏ sót một tập, cảnh sát cũng không cần phải làm nhiệm vụ. Đúng là mấy nghìn năm tích lũy của văn hóa Thần truyền, một lần nữa đánh thức những ký ức xa xưa cùng chính niệm trong tâm trí con người thế gian.

Vì sao người ta ca ngợi chữ “Nghĩa” trong thời Tam Quốc đến thế?

Người ta phàm khi đề cập đến từ “Nghĩa” thường tức khắc nhớ tới chữ “Nghĩa” trong thời Tam Quốc. Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi ba vị anh hùng kết nghĩa huynh đệ, khiến cho biết bao người của thế hệ sau ngưỡng mộ, noi theo, họ trọng nghĩa khinh lợi, có thể bỏ mạng vì nghĩa, là một câu chuyện mà nhiều người yêu thích. [Hình ảnh] Gia Cát Lượng phò tá Lưu Bị, “Cúc cung tận tụy, tử nhi hậu dĩ” (Hết lòng phụng sự, đến chết mới thôi), đã trở thành tấm gương về trung thần cho hậu thế, có thể nói ông là thiên cổ đệ nhất hiền tướng. Ngụy Vũ Đại Đế Tào Tháo ban ngày nói chuyện kế sách quân sự, ban đêm luận bàn về các tác phẩm kinh điển, lập mưu quyết thắng, thống nhất phương bắc. Khi uống rượu luận anh hùng mặc dù nhận biết Lưu Bị là bậc anh hùng nhưng không hề thừa cơ dậu đổ bìm leo; giữ chữ tín thả Quan Vũ; dựa vào cái nghĩa quân thần mà quy phục được tứ hải. Chữ “Nghĩa” mà Tam Quốc diễn trong cả trăm năm đã viết nên một trang sử đậm bản sắc cho toàn bộ văn hóa truyền thống 5.000 năm của Hoa Hạ, quy phạm đạo đức, phẩm hành cho thế nhân.

Vì sao người ta lại cảm động với lòng trung thành của Dương Lục Lang, Nhạc Phi như vậy?

Lục Lang của Bắc Tống uy chấn tam quan, nữ tướng Dương Môn sát địch báo quốc khiến lòng người rung động tâm can. Nam Tống Nhạc Phi thân trải qua trăm trận chiến chưa từng thất bại. Tiếc thay lúc sắp thành công, sắp đánh thẳng sang đất Hoàng Long của nhà Kim, khôi phục được sơn hà, thì lại bị gian thần Tần Cối hãm hại, chết thảm ở đình Phong Ba. Lục Lang, Nhạc Phi được người đời truyền tụng ca ngợi nghìn đời. Cho dù là người dân Trung Quốc không biết chữ, không đọc được sách lịch sử, cũng có thể bằng cách nghe kể chuyện và xem kịch, mà nhận ra được gian tà, kính phục trung thần, truyền miệng qua các thời đại, giáo dục hậu nhân.

Trong sự thay đổi hưng suy vinh nhục của văn hóa Trung Hoa 5.000 năm, từng màn kịch lớn kinh tâm động phách, từng tình tiết rung động lòng người, không chỉ khiến cho thế nhân có thể nhận thức thiện ác, hiểu rõ đúng sai, phân biệt chân ngụy, gian trung, bảo trì một chính khí cuồn cuộn từ thời cổ của lịch sử Trung Hoa, mà còn lưu lại dấu vết không thể xóa nhòa trong tư tưởng, tinh thần, ý thức, và huyết mạch của thế nhân. Cho dù chính quyền ĐCSTQ có đàn áp, lừa đảo thế nào cũng không thể dập tắt sức sống trong lòng người dân.

Lời kết

Bảy tỷ người trên thế giới, không phải ai cũng có tôn giáo, không phải ai cũng tin Thần. Sáng Thế Chủ không muốn bỏ rơi bất kỳ ai, nhưng thế nhân lại cần phải đạt được một tiêu chuẩn đạo đức nhất định, mới xứng đáng làm người. Đây cũng chính là lý do vì sao mà rất nhiều Thần trong các tôn giáo trên thế giới vẫn luôn cảnh cáo con người, cần phải giữ vững tiêu chuẩn đạo đức, chờ đợi Thần quay lại.

Khi mà đạo đức của con người trượt dốc tới mức đang ở bên bờ sụp đổ, tức là đã đến lúc mà tai họa sẽ từ trên trời giáng xuống. Mà lúc này, chỉ có Thần mới có thể đưa ra bàn tay cự đại làm chủ thiên địa, xoay chuyển càn khôn, cứu vãn người tốt ra khỏi những nguy nan cuối cùng.

Những nội hàm văn hóa và cơ sở đạo đức mà Thần đặt định cho con người, chính là đang trải con đường hồi sinh cho con người, là phương pháp duy nhất giúp con người có thể hiểu được thiên cơ mà Thần khai thị vào lúc thời khắc nguy nan nhất, từ đó được cứu. Mà kẻ phá hoại con đường cứu người này, chính là đang hủy diệt nhân loại.

Trung Cộng với các cuộc vận động chính trị không ngừng, toan tính mọi cách tuyệt diệt văn hóa Trung Hoa truyền thống, chính là muốn khiến cho con người rơi vào tình huống nguy nan khi đạo đức đã hoàn toàn sụp đổ, lấp mất tất cả đường ra. Khi thế nhân mất đi văn hóa và mất đi phẩm hạnh đạo đức có được từ sự chỉ đạo giáo hóa của văn hóa, thì con người sẽ không cách nào lý giải được vị Thần cứu người và Pháp mà Thần truyền, cũng sẽ mất đi cơ duyên được cứu độ cuối cùng.

Văn hóa truyền thống Trung Hoa chính là văn hóa mà Sáng Thế Chủ đích thân đặt định ở Trung Quốc, là để cứu độ chúng sinh vào lúc cuối cùng. Đây chính là để cứu độ chúng sinh vào lúc cuối cùng. Đây chính là mục đích và an bài đặc thù của văn hóa Trung Hoa Thần truyền.

Ban Biên tập Cửu Bình.

Ngày 18/11/2017.

Dịch từ: https://www.epochtimes.com/b5/17/11/19/n9865857.htm

Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai cho sát hơn với bản gốc

Ngày đăng: 23-11-2017