Một quyển sách
đã truyền cảm hứng cho hơn 350 triệu người
thoái xuất khỏi Đảng Cộng Sản Trung Quốc

Úc (Australia): Hội thảo về Mổ cắp Nội tạng tổ chức tại Trụ sở Quốc hội Tiểu bang New South Wales

31/08/2006

Trụ sở Quốc hội đông nghẹt

Vào ngày 17 tháng 8, một buổi hội thảo về mổ cắp các bộ phận nội tạng được tổ chức tại trụ sở Quốc hội tiểu bang New South Wales. Buổi hội thảo được điều khiển bởi Phil Glendenning, giám đốc Trung tâm Edmund Rice. Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Canada, David Kilgour và Edward McMillan-Scott, Phó Chủ tịch Quốc hội Châu Âu, là những người thuyết trình chính. Trụ sở Quốc hội đông nghẹt các dân biểu, luật sư, bác sĩ, giáo sư đại học và các đại diện từ các tổ chức nhân quyền. Một số người phải đứng trong suốt buổi hội thảo vì hết ghế ngồi. Việc vạch trần tội ác của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) về mổ cắp các bộ phận nội tạng làm mọi người khiếp đảm. Rất nhiều người yêu cầu thêm tin tức, chi tiết, và một luật sư đưa lên lời đề nghị chấm dứt chính sách tà độc này.

Các dân biểu lo ngại về chính sách nhân quyền tại Trung Quốc

Bắt đầu cho buổi hội thảo, Gordon Moyes, thượng nghị sĩ Quốc hội New South Wales, nói rằng ông ta không ngạc nhiên khi đọc bản báo cáo của David Kilgour và luật sư nhân quyền David Matas. Ông ta nói rằng ông ta đã đến Trung Quốc nhiều lần và đã gặp mặt các nhân vật tại các nhà thờ lậu. Ông Moyes nói rằng hàng ngàn các tín hữu trong các nhà thờ lậu cũng đang bị giam giữ và bức hại, ông ta tin tưởng rằng thế giới cần phải thành lập một cơ quan để giám sát và khuyến khích nhân quyền. Ông ta cũng nói rằng chính phủ Úc đã làm ngơ nhân quyền để buôn bán, mậu dịch với Trung Quốc.

Phó Chủ tịch Quốc hội Châu Âu: Việc ĐCSTQ mổ cắp các bộ phận nội tạng đưa đến việc diệt chủng

Trong bài thuyết trình ông Edward McMillan-Scott, Phó chủ tịch Quốc hội Châu Âu, nói rằng ông ta đã đến Trung Quốc vào năm 1996 và ông ta tiếp xúc với các phóng viên, các tù nhân lương tâm, các nhà ngoại giao và hai đệ tử Pháp Luân Công trong chuyến đi mới nhất của ông ta trong năm này. Ông ta biết rằng nhân quyền và dân chủ tại Trung Quốc còn tệ hơn 10 năm trước đây và ĐCSTQ gia tăng khủng bố các nhóm tôn giáo và các tù nhân lương tâm trong khi đó tệ nạn tham nhũng càng ngày càng gia tăng. Ông ta nói rằng ông ta gặp gỡ hai đệ tử Pháp Luân Công và nghe họ kể lại kinh nghiệm bản thân của họ với chính sách khủng bố Pháp Luân Công. Theo anh Cao Dong, một trong hai người đệ tử Pháp Luân Công, bạn của anh Cao mất tích trong trại giam và sau đó Cao có cơ hội thấy được thi hài của anh đó với nhiều lỗ trên thi hài [sau khi bị mổ cắp các bộ phận nội tạng]. Cao Dong bị bắt sau khi họp với ông McMillan-Scott, và cho đến nay không biết tung tích nơi nào và đang được vận động mạnh mẽ để cứu giúp.

Edward McMillan-Scott tin tưởng rằng thảm trạng được bản báo cáo của ông Kilgour và Matas vạch trần đang tạo nên nạn diệt chủng. Ông ta nói “Tại Hồng Kông, tôi gặp một người bạn và cũng là một nhà báo, và ông ta nói “Vâng, một người bạn của tôi cần một lá gan mới, và ông ta gọi điện thoại đến bệnh viện Thẩm Quyến, và họ trả lời được, tuần sau đến, không có khó khăn gì cả.”

Tại Úc, người ta phải đợi trung bình là 7 năm để được một lá gan

McMillan-Scott nói rằng Kilgour và ông ta đến Úc và New Zealands để vạch trần tội ác này. Ông ta hy vọng rằng các quốc gia dân chủ như Anh quốc, Canada, Hoa kỳ, Úc và New Zealands có thể hợp tác để chấm dứt thảm trạng này. Ông ta phát biểu rằng bất cứ cơ quan hay cá nhân nào đọc xong bản báo cáo đều kết luận rằng ĐCSTQ là tội phạm của tội diệt chủng.

Kilgour: Chế độ Cộng sản Trung Quốc chối trắng trợn chính là cung cấp thêm dữ kiện cho bản báo cáo

Cựu Dân biểu cao cấp trong Quốc hội Canada David Kilgour nghiên cứu bản báo cáo điều tra và cách thức điều tra của họ. Kilgour nói rằng chế độ Cộng sản Trung Quốc đợi 3, 4 tuần sau mới trả lời cho bản báo cáo và điều chối cãi duy nhất của chính phủ là tên của hai tỉnh bang trong bản báo cáo là sai. Kilgour tin rằng lời chối trắng như thế nói lên rằng những bằng chứng trong bản báo cáo là đúng sự thật và tội ác mổ cắp các bộ phận nội tạng từ các đệ tử Pháp Luân Công có hệ thống lớn là thật sự xảy ra. Từ khi chế độ bắt đầu khủng bố Pháp Luân Công, vào năm 1999 đến nay, có hơn 40,000 trường hợp cấy ghép nội tạng mà không biết được người hiến. Giả sử mỗi một người hiến cho hai bộ phận, nó có nghĩa rằng ít nhất 20,000 người chết bất đắc kỳ tử.

Kilgour nói với buổi hội thảo rằng bản báo cáo gây nhiều chấn động trong dư luận. Ví dụ như, ông ta mới đây nhận được tin phát hành từ Tổ chức Thận của Hoa kỳ mà họ khuyến khích các hội viên không nên đi Trung Quốc để cấy ghép thận.

Sau khi nghe bản thuyết trình của Kilgour, một người tham dự hội thảo không ngăn được nên la lớn “Đây là một tội ác!”. Cô ta nói rằng con gái của cô ta là một bác sĩ về thận, có phương pháp mới là nên dùng thận giả để khỏi mang tội giết người này.

Mậu dịch không nên hy sinh nhân quyền

Khi một vài người bày tỏ rằng chỉ trích Trung Quốc về nhân quyền sẽ nguy hại đến mậu dịch, Kilgour nói rằng thiếu hụt mậu dịch giữa Trung Quốc và Úc là 5 tỉ đô la, 13 tỉ cho Canada, và Hoa kỳ còn cao hơn nữa. Trong khi Canada và Hoa kỳ rất lệ thuộc vào kinh tế Trung Quốc, điều này không hề ngăn cản hai quốc gia lên án Trung Quốc về vi phạm nhân quyền.

Kilgour nói rằng ông ta không tin rằng Trung Quốc sẽ huỷ bỏ mua bán khí đốt nếu Úc châu lên án chính sách nhân quyền của họ. Edward McMillan-Scott nói rằng mậu dịch rất quan trọng cho bất cứ quốc gia nào, nhưng không có quốc gia nào hy sinh nhân quyền cho mậu dịch. Ông ta nói rằng ông ta rất hy vọng, mặc dầu tình trạng nhân quyền hiện nay rất tồi tệ tại Trung Quốc. Ông ta nói rằng tình trạng nhân quyền tại Ba lan và các quốc gia Đông Âu bắt đầu từ trong các nhà thờ và sự tỉnh thức của mọi người về tín ngưỡng của họ.

Một nghị viên hội đồng thành phố tại sao Kilgour và McMillan-Scott không điều tra về chính sách khủng bố Tin lành. Kilgour nói rằng ông ta là một tín hữu Tin lành và và ông ta rất quan tâm đến chính sách khủng bố của ĐCSTQ với các nhóm tôn giáo và tù nhân chính trị. Tuy nhiên, bằng chứng mổ cắp các bộ phận nội tạng từ các tín hữu Tin lành hay các tù nhân chính trị không được biết rõ. Kilgour nhấn mạnh rằng khủng bố bất cứ tôn giáo nào là một chính sách khủng bố đối với mọi người.

Trong buổi hội thảo, một luật sư phát biểu rằng ai ai trong buổi hội thảo cũng nên viết thư cho Thủ tướng về điều này và khuyến khích gia đình và bạn tham gia vào nỗ lực chính đáng này. Cô ta nói rằng nếu Thủ tướng nhận hàng vạn lá thư về vấn đề này, ông ta sẽ thấy rõ sự nguy cập của vấn đề và hiểu rằng ông ta nên làm điều gì đó cho vấn đề này.

Cũng trong buổi hội thảo, hai đệ tử Pháp Luân Công chia xẻ kinh nghiệm về chính sách khủng bố Pháp Luân Công. Đệ tử Wang Juan từ Sydney đại diện cho mẹ cô ta người mà vừa mới trốn thoát từ Trung Quốc. Mẹ cô Wang bị bắt giữ bất hợp pháp trong 3 năm vì tu luyện Pháp Luân Công và trải qua nhiều đau khổ về thể xác và tinh thần. Ngoài ra chị cô Wang cũng bị giam giữ vì tu luyện Pháp Luân Công. Công dân Úc Jane Dai kể lại việc chồng của cô bị tra tấn đến chế vì chế độ Cộng sản. Ngay lúc đó, con gái của cô ta chỉ mới 9 tháng. Tóc của Cô Đai bạc trắng ngay sau khi nghe tin chồng bị giết. Chị dâu của cô cũng bị giam vào trại lao động sau khi chồng cô ta bị giết.

Phần thảo luận của buổi hội thảo rất sống động và toàn buổi hội thảo là kéo dài hơn 1 tiếng rưỡi. Sau buổi hội thảo, rất nhiều người ở lại tiếp tục thảo luận. Rất nhiều người cám ơn ban tổ chức đã tổ chức thành công buổi hội thảo này và để lại tên, địa chỉ để liên lạc, chia xẻ tin tức về tội ác này. Trong khi đó, họ cũng nói họ sẽ chia xẻ tin tức này với bạn bè, gia đình của họ và bằng mọi giá họ sẽ giúp đỡ chấm dứt chính sách khủng bố Pháp Luân Công này.

 

Bản tiếng Hán: http://minghui.ca/mh/articles/2006/8/19/135886.html

Bản tiếng Anh: http://www.clearwisdom.net/emh/articles/2006/8/21/77099.html

Ngày đăng: 31-08-2006