Một quyển sách
đã truyền cảm hứng cho hơn 350 triệu người
thoái xuất khỏi Đảng Cộng Sản Trung Quốc

Nguyễn Chí Thiện: Không chỉ là Thơ (Phần Hai)

04/06/2006
Những bài thơ viết về Nỗi nhục trong lao tù Cộng sản’

Viết bởi Nataly Teplitsky – Phóng viên Thời báo Đại Kỷ Nguyên San Francisco

HOA ĐỊA NGỤC: Nhà thơ Việt nam Nguyễn Chí Thiện đứng trước bức tượng nổi tiếng của Rodin “Những Cánh cửa của Địa ngục” tại Đại học Standford. Tất cả những bài thơ do ông viết đã được phát hành bằng Việt ngữ với tên sách “Hoa Địa Ngục” được nhà xuất bản East Coast Vietnamese Publishers Consortium tại Virginia, Hoa kỳ. (Ảnh của Jean Libbyl tại http://vietnamreview.blogharbor.com)

Đây là một câu chuyện về lòng dũng cảm của một nhà thơ bất khuất không những đã vượt thoát khỏi tay tử thần trong suốt 27 năm dài đăng đẳng, đã chịu đựng những khổ nhục không thể tưởng tượng nổi trong lao tù cộng sản, mà cũng là người mà trong nổi đau khổ đó, đã sáng tác được hai tập thơ rất nổi tiếng.(Xin xem Phần Một)

Trong suốt 27 năm ngục tù, Nguyễn Chí Thiện bị giam cầm tại Việt nam, ông ta đã rèn luyện trí nhớ vô song của mình để học thuộc hàng trăm bài thơ mà ông ta sáng tác trong tù, vì ông ta không được phép có giấy hay viết để ghi chép lại những bài thơ này.

Nguyễn Chí Thiện sinh năm 1939 trong một gia đình trung lưu và được theo học cả văn hoá Pháp và Việt nam tại các trường Pháp và Việt.

Vào năm 1954, mới 15 tuổi, ông ta hoan nghênh sự ra đời của Cộng sản Bắc Việt, nhưng cũng giống như nhiều người dân miền Bắc, ông ta đã phản đối chế độ sau những chiến dịch bạo động của chế độ.

Trong suốt thời kỳ “hợp tác xã” theo kiểu Liên Xô và Trung quốc vào năm 1953 đến 1956, hàng vạn người dân bị xử bắn và rất nhiều người bị bắt giam vô thời hạn và cũng là nơi mà họ trút hơi thở cuối cùng.

Trong thời gian đó Nguyễn Chí Thiện bắt đầu sáng tác thơ chỉ trích chế độ, và không bao lâu những bài này được truyền khẩu rất nhanh chóng trong dân gian.

Vào năm 1961, lúc ông 22 tuổi, ông bị bắt và giam trong 3 năm rưỡi, cũng lúc trong tù, ông đã viết những giòng thơ cho cha mẹ:


Con đã biết đời con ta đổ
Không thể làm gì báo đáp mẹ cha…

Thật ra, ông không viết ra được những giòng thơ đó ở trong tù, vì ông không có giấy viết. Mặc dầu có thể ông cũng kiếm được giấy viết, nhưng điều đó rất nguy hiểm cho ông. Vì thế, ông chỉ sáng tác và phải học thuộc trong đầu. Trong lần bị giam đầu tiên, Thiện sáng tác khoảng 100 bài thơ.

Vào năm 1966, Nguyễn Chí Thiện bị đưa đi tù lần thứ hai trong 12 năm.

Vào tháng Bảy năm 1977, hai năm sau khi cộng sản chiếm Miền Nam Việt nam, Nguyễn Chí Thiện được trả tự do để dành chỗ trong nhà tù nhốt những người chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà.

Ngay sau khi được về nhà, ông viết ra giấy 400 bài thơ mà ông sáng tác ở trong tù, và lén chuyển tập thơ viết tay đó đến Toà đại sứ Anh quốc nơi mà ông giao tận tay tập thơ đó đến các nhân viên ngoại giao Anh quốc.

Các nhà ngoại giao Anh quốc trân trọng hứa hẹn sẽ phổ biến tập thơ của ông và bắt tay ông. Sau khi ra khỏi Toà Đại sứ Anh bằng ngả sau, Nguyễn Chí Thiện bị bắt ngay lập tức.

Ông bị kết án 12 năm tù và bị giam vào ngục. Cũng trong thời gian đó, ông tiếp tục sáng tác và sau đó ông gọi là Hoa Địa Ngục tập Hai, một tập thơ gồm hơn 300 bài thơ.

“Trong 12 năm đó, tôi bị giam 8 năm tại “Khách sạn Hilton Hà nội”, nhà thơ hồi tưởng lại cuộc đời mình. “Khách sạn Hilton Hà nội” là một cái tên để mỉa mai ngục Hoả lò Hà nội, nơi mà cộng sản dành để giam giữ các phi công Hoa kỳ, khi máy bay của họ bị hoả tiển Nga sô bắt rớt trong thời chiến tranh Việt Nam. Điều kiện sống trong ‘khách sạn’ này vô cùng khủng khiếp. Mỗi xà lim rất tối tăm chỉ rộng chừng 3 mét vuông, không có cửa sổ, mỗi tù nhân chỉ có một chổ nằm rộng chừng 1 tấc rưỡi để nằm nghiêng ngay trên sàn xi măng. Ngoài ra, có chừng bốn mươi tù nhân khác bị bắt đứng suốt đêm dọc theo bờ tường. Đêm hôm sau, họ phải đổi chỗ, đứng bờ tường khác. Mỗi khi đi nhà vệ sinh, bạn phải có nghề như một võ sư hay một nhà biểu diễn xiếc thì mới đi được. Mỗi ngày, có một hay hai người bị chết vì ngột ngạt, thiếu không khí”

Trong những ngày này (1988), ông sáng tác bài “Ốm đau và Cùm kẹp”:

Ốm đau Cùm kẹp,
Xác thân ọp ẹp
Dạ dày lại lép
Mà như có phép
Cứ sống vật vờ
Thần Chết cũng sợ
Quân thù man rợ
Cũng không thể ngờ
Ngỡ ta chết bẹp
Ngờ đâu trên thép
Nở một vườn thơ
(1988)

Ba nhân viên ngoại giao Anh quốc giữ đúng lời hứa của họ và vào năm 1980, những bài thơ của Nguyễn Chí Thiện bắt đầu phát hành trong cộng đồng người Việt tại Hoa kỳ, Pháp và nhiều quốc gia khác. Vào năm 1982, một bài báo đăng trên Asiaweek, với nhan đề, “Tiếng kêu từ ngục tối Hà nội”, tiếp theo sau đó là bản báo cáo trên đài BBC, và đã gây sự chú ý trên toàn thế giới với nhà thơ bị tù đày này.

Ông được hội Nhà văn tại Pháp, Thụy điển, Nhật bản và Hoa kỳ mời là hội viên danh dự. Nhà thơ này được tuyển chọn cho giải thưởng Hội thơ Amsterdam và Giải thưởng Văn chương Tự do của Hoa kỳ. Thơ của ông được chuyển dịch sang Anh ngữ, Pháp, Nhật, Đức, Hoa ngữ, Czech và Tây ban nha. Rất nhiều bài thơ của ông được phổ nhạc bởi nhạc sĩ người Việt lưu vong, Phạm Duy, và được trình bày nhiều nơi trên thế giới.

“Tất cả những điều này xảy ra, nhưng tôi không bao giờ được biết đến, vì lúc đó tôi đang bị biệt giam tại quê hương tôi, vì tôi sáng tác những vần thơ này, và đây là những vần điệu của tự do và chống lại chế độ độc tài,” nhà thơ nói. “Tình trạng của tôi lúc đó ra sao, số phận tôi ra sao, tôi đang bị giam tại đâu đều là những điều không ai biết được, ngay cả các nhà phát hành, hay những dịch giả. Tuy nhiên, mọi người trên thế giới đang theo dõi và tôi được nhận phần thưởng “Tự do Sáng tác” vào năm 1988.

“May mắn là sự sụp đổ của hệ thống cộng sản tại Đông Âu và áp lực của người Việt lưu vong tại hải ngoại đã vận động về trường hợp của tôi với cộng đồng thế giới, tôi được trả tự do vào tháng Mười năm 1991”.

Sau khi mối quan hệ ngoại giao giữa Việt nam và Hoa kỳ được bình thường hoá, Nguyễn Chí Thiện đến Hoa kỳ để sống với người anh của ông, người mà ông không được gặp mặt trong 41 năm.

Ngày hôm sau, sau khi đến Hoa kỳ, ông vội vã viết xuống 300 bài thơ mới sáng tác “trước khi tôi bị quên”. Ông vẫn còn thói quen là đóng kín màn cửa sổ trước khi viết xuống điều gì vì sợ người khác trông thấy ông đang làm gì, và sau đó lại nhớ rằng bây giờ ông không còn sợ về vấn đề an ninh của ông nữa.

Nếu ai hỏi tôi mong gì trong cuộc sống
Biết tôi tù, anh sẽ nói: Tự do!
Tôi đói lâu rồi, anh sẽ nói: Ấm no!
Không, không phải, anh lầm, trên đất Cộng
Những thứ đó đã trở thành huyễn mộng
Ai người ôm ấp chờ trông
Tất nhiên phải sống
Quằn lưng, quỵ gối trước quân thù
Trong cuộc trường chinh đọ sức với lao tù
Tôi chỉ có lời thơ ấp ủ
Và hai lá phổi gầy sơ
Ðể đánh kẻ thù, tôi không được hèn ngu
Ðể thắng kẻ thù, tôi phải sống ngàn thu!

Ngày đăng: 4-06-2006